Chi tiết bài viết

Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024

20:42, Thứ Tư, 7-8-2024

(Quang Bình Portal) - Ngày 01/8/2024, UBND tỉnh đã có báo cáo số 101/BC-BCĐ về kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới 6 tháng  đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH

Từ đầu năm 2024 đến nay, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh ban hành nhiều văn bản quan trọng[1]; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, báo cáo thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh; kiện toàn hệ thống Văn phòng Điều phối nông thôn mới; tham gia các hội nghị trực tuyến do Trung ương tổ chức; thực hiện các báo cáo gửi Đoàn giám sát, kiểm tra của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các sở, ngành được phân công theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo các xã đã bám cơ sở, chủ động huy động thêm nguồn lực; nắm bắt và báo cáo tình hình thực hiện của các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 để chỉ đạo kịp thời; tham mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh các nội dung liên quan đến tiêu chí do sở, ngành mình phụ trách.

UBND, Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố vừa quan tâm chỉ đạo diện, vừa tập trung chỉ đạo các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024. Chủ động rà soát thực trạng các xã để đăng ký bổ sung danh sách xã phấn đấu trong hai năm 2024 - 2025; chỉ đạo các xã rà soát lại Bộ tiêu chí sau khi Trung ương sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí. Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý xã và Ban Phát triển các thôn tập trung xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các tiêu chí.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

2.1. Kết quả thực hiện các mục tiêu năm 2024

a. Đối với xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới

- Có 01 xã Phúc Trạch đã đạt 19 tiêu chí. Hiện nay, các sở, ngành đang thẩm định mức độ đạt chuẩn các tiêu chí.

- Các xã còn lại: Đang triển khai các hạng mục nên số tiêu chí đạt chuẩn cơ bản giữ nguyên như tháng trước, cụ thể:

+ Xã Ngư Thủy Bắc: Đạt 17/19 tiêu chí, còn 02 tiêu chí chưa đạt: Cơ sở vật chất văn hoá; Môi trường và ATTP.

+ Xã Quảng Kim: Đạt 17/19 tiêu chí, còn 02 tiêu chí chưa đạt: Giao thông, Trường học. Tuy nhiên, trong 17 tiêu chí đã đạt, còn 04 tiêu chí đã đạt nhưng ở mức tiệm cận, cần lưu ý, gồm: Thủy lợi, Cơ sở vật chất văn hóa, Thông tin và truyền thông, Tổ chức sản xuất và PTKTNT.

+ Xã Hồng Hóa: Đạt 14/19 tiêu chí, còn 05 tiêu chí chưa đạt: Trường học, Nhà ở dân cư, Thu nhập, Nghèo đa chiều, Môi trường và ATTP.

+ Xã Yên Hóa: Đã đạt 18/19 tiêu chí, còn 01 tiêu chí chưa đạt là Nghèo đa chiều.

+ Xã Minh Hóa: Đã đạt 17/19 tiêu chí, còn 02 tiêu chí chưa đạt: Trường học và Y tế.

+ Xã Kim Hóa: Đã đạt 15/19 tiêu chí, còn 04 tiêu chí chưa đạt: Giao thông, Trường học, Thu nhập, Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật.

+ Xã Lê Hóa: Đạt 15/19 tiêu chí, còn 04 tiêu chí chưa đạt: Cơ sở vật chất văn hóa, Thu nhập, Tổ chức sản xuất và PTKTNT, Môi trường và ATTP.

+ Xã Xuân Trạch: Đạt 17/19 tiêu chí, còn 02 tiêu chí chưa đạt: Trường học, Cơ sở vật chất văn hóa.

(Chi tiết có Phụ lục I kèm theo)

b. Đối với xã nông thôn mới nâng cao

- Có 04 xã Lương Ninh, Võ Ninh, Đại Trạch, Thanh Trạch đã đạt 19 tiêu chí. Hiện nay, các sở, ngành đang thẩm định mức độ đạt chuẩn các tiêu chí.

- Có 01 xã Thuận Đức đã đạt 19 tiêu chí. Tuy nhiên, các tiêu chí: Quy hoạch, Giao thông, Tổ chức sản xuất và PTKTNT đạt chuẩn ở mức tiệm cận, cần tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng tiêu chí.

- Các xã còn lại: Tăng 08 tiêu chí so với tháng trước, cụ thể:

+ Xã Lộc Thủy: Đạt 15/19 tiêu chí, tăng 01 tiêu chí (Y tế); còn 04 tiêu chí chưa đạt: Văn hóa, Tổ chức sản xuất và PTKTNT, Tiếp cận pháp luật, Quốc phòng và An ninh.

+ Xã Vạn Ninh: Đã đạt 15/19 tiêu chí, tăng 02 tiêu chí (Giao thông, Tiếp cận pháp luật); còn 04 tiêu chí chưa đạt: Giáo dục, Thu nhập, Tổ chức sản xuất và PTKTNT, Chất lượng môi trường sống.

+ Xã Hải Ninh: Đạt 15/19 tiêu chí; còn 04 tiêu chí chưa đạt: Giáo dục, Tổ chức sản xuất và PTKTNT, Y tế, Chất lượng môi trường sống.

+ Xã Vĩnh Ninh: Đã đạt 17/19 tiêu chí, tăng 01 tiêu chí (Giáo dục); còn 02 tiêu chí chưa đạt: Tổ chức sản xuất và PTKTNT, Chất lượng môi trường sống.

+ Xã Nghĩa Ninh: Đạt 18/19 tiêu chí; còn 01 tiêu chí Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn chưa đạt. Tuy nhiên, trong 18 tiêu chí đã đạt, có 03 tiêu chí đã đạt nhưng chưa vững chắc, gồm: Quy hoạch, Giao thông, Tổ chức sản xuất và PTKTNT.

+ Xã Đồng Trạch: Đạt 17/19 tiêu chí, tăng 04 tiêu chí (Giao thông, Tổ chức sản xuất và PTKTNT, Môi trường, Chất lượng môi trường sống); còn 02 tiêu chí chưa đạt: Giáo dục, Văn hóa.

+ Xã Mai Hóa: Đạt 16/19 tiêu chí; còn 03 tiêu chí chưa đạt chuẩn: Giáo dục, Văn hóa, Y tế.

(Chi tiết có Phụ lục II kèm theo)

c. Đối với xã nông thôn mới kiểu mẫu

- Xã Bắc Trạch: Hiện đang thẩm định mức độ đạt chuẩn các tiêu chí.

- Xã Đức Ninh:

+ Các tiêu chí bắt buộc: Có 02 tiêu chí, xã mới đạt tiêu chí về Thu nhập, còn tiêu chí số 2 về mô hình thôn thông minh.

+ Các tiêu chí nổi trội: Đã hoàn thành tiêu chí nổi trội về Cảnh quan môi trường.

- Xã Quang Phú:

+ Các tiêu chí bắt buộc: Có 02 tiêu chí, xã mới đạt tiêu chí về Thu nhập, còn tiêu chí số 2 về mô hình thôn thông minh.

+ Đối với tiêu nổi trội: Hiện nay, xã đang rà soát để lựa chọn tiêu chí nổi trội.

Như vậy, trong 6 tháng đầu năm 2024, hầu hết các Sở, ngành đã tổ chức làm việc trực tiếp và có văn bản chỉ đạo hướng dẫn, một số sở đang thống nhất với xã về lịch làm việc. Số tiêu chí của các xã phấn đấu đạt chuẩn Nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu hầu như không thay đổi, các xã Nông thôn mới nâng cao tăng 11 tiêu chí so với tháng trước. Đến nay, có 01 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, 04 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 01 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu đang được các sở, ngành thẩm định tiêu chí; một số xã đã được UBND huyện thẩm tra mức độ đạt chuẩn. Các xã còn lại đang triển khai để thực hiện các tiêu chí chưa đạt; xây dựng kế hoạch củng cố và giữ vững các tiêu chí đã đạt.

2.2. Thôn bản khó khăn đạt chuẩn nông thôn mới; Khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu nông thôn mới

Đến nay, toàn tỉnh có 66 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu (tăng 16 Khu dân cư so với năm 2023), 102 vườn mẫu (tăng 10 vườn mẫu so với năm 2023); có 03 thôn, bản tại các xã ĐBKK được công nhận đạt chuẩn NTM.

2.3. Kết quả thực hiện 06 chương trình chuyên đề

Để triển khai có hiệu quả 6 Chương trình chuyên đề, UBND tỉnh Quảng Bình đã phân công 06 sở, ngành chủ trì triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó, các sở ngành đã chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai các Chương trình chuyên đề do sở, ngành mình phụ trách. Kết quả cụ thể:

* Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP):

- Kết quả thực hiện các mục tiêu của Chương trình OCOP: Đến 31/5/2024, toàn tỉnh có 168 sản phẩm OCOP còn thời hạn (tăng 111 sản phẩm so với năm 2020), gồm 28 sản phẩm 4 sao (tăng 20 sản phẩm so với năm 2020), 140 sản phẩm OCOP đạt 3 sao (tăng 84 sản phẩm so với năm 2020). Về cơ cấu chủ thể kinh tế: Toàn tỉnh có 107 chủ thể kinh tế có sản phẩm OCOP được công nhận, trong đó có 58 Hợp tác xã, 21 doanh nghiệp, 28 hộ kinh doanh cá thể.

- Kinh phí được phân bổ trong năm 2023 và 2024 là 7.557 triệu đồng để triển khai các nội dung: Dự án nâng cao năng lực sơ chế, chế biến quy mô vừa và nhỏ cho các chủ thể OCOP; Dự án xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; Phát triển du lịch sinh thái ở nông thôn gắn liền với nâng cao vai trò của cộng đồng ở vùng đệm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. UBND tỉnh đã có Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hiện đơn vị đang triển khai các bước tiếp theo. Tỷ lệ giải ngân đến thời điểm hiện tại đạt gần 37,6% (2.844,74/7.557 triệu đồng).

* Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh:

- Các mục tiêu đạt được:

+ Về phát triển chính quyền số: Đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ số trong hoạt động của cơ quan nhà nước, gắn kết với chương trình cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành và chất lượng phục vụ dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp; Tổ chức nâng cấp, hoàn thiện, quản lý, vận hành và đẩy mạnh triển khai ứng dụng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh. Đến hết 31/5/2024, toàn tỉnh có 125 xã đạt nội dung 8.4 của Tiêu chí số 08 về Thông tin và Truyền thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, đạt 97,7% tổng số xã vượt mục tiêu đến năm 2025: có ít nhất 93% số xã.

+ Về kinh tế số và xã hội số: Kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển. Các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ hơn việc sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng CNTT - viễn thông để đổi mới mô hình kinh doanh, tăng năng suất lao động. Người dân đã tăng cường tiếp cận, rèn luyện kỹ năng số để sử dụng các dịch vụ số, từ đó, hình thành các mối quan hệ mới trong môi trường số, hình thành thói quen số và văn hóa số.

- Kinh phí được phân bổ trong năm 2023 và 2024 là 2.800 triệu đồng để triển khai dự án “Thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”, gồm các hạng mục: Lắp đặt hệ thống Wifi công cộng tại 11 xã đăng ký xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; xây dựng 01 mô hình chuyển đổi số theo lĩnh vực nổi trội tại xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch. Tỷ lệ giải ngân đạt 28,9% (809 triệu đồng/2.800 triệu đồng).

* Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng Nông thôn mới:

Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức khảo sát, lựa chọn danh mục, địa điểm để triển khai thực hiện các dự án chương trình chuyên đề thuộc chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Kinh phí được phân bổ trong năm 2023 và 2024 là 2.800 triệu đồng để thực hiện nội dung “Ứng dụng khoa học công nghệ trong đầu tư hệ thống dây chuyền chiết xuất, đóng chai nước mắm và bảo quản, chế biến thủy sản phục xây dựng nông thôn mới”.

* Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn:

- Kết quả thực hiện chương trình:

+ Về cấp nước sạch nông thôn: Từ năm 2021 - 2023, đã duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa 24 lượt công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung thuộc địa bàn các huyện Lệ Thủy, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa. Năm 2024, đang triển khai công tác khảo sát, thiết kế. Các công trình cấp nước nông thôn tập trung sau khi được duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đã hoạt động ổn định trở lại; một số địa bàn dân cư trước đây chưa có nước sạch đã được đấu nối kéo dài tuyến ống, lắp đặt đồng hồ làm gia tăng số hộ được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn; bên cạnh đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng bền vững các công trình cấp nước nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh.

+ Về thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt: Toàn tỉnh có 126/151 xã, phường, thị trấn có mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải (đạt tỷ lệ trên 83,44%) theo các mô hình: đơn vị công ích hoặc các doanh nghiệp, tổ, đội,... Hình thức xử lý chủ yếu là chôn lấp, được thực hiện tại 07 bãi rác trên địa bàn tỉnh và 01 nhà máy xử lý rác tại Lý Trạch. Riêng địa bàn xã Tiến Hóa và 6 thôn của xã Châu Hóa thuộc huyện Tuyên Hoá xử lý bằng công nghệ đốt.

+ Về thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt: Đến nay trên địa bàn tỉnh mới có một nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung cùng với hệ thống thu gom xử lý nước thải khá đồng bộ tại địa bàn thành phố Đồng Hới, các huyện, thị xã còn lại chưa có hệ thống thu gom xử lý nước thải tập trung mà chủ yếu xử lý theo phương pháp tự thấm, tự chảy ra môi trường.

+ Về vệ sinh và cảnh quan môi trường: Công tác vệ sinh môi trường đã được các địa phương quan tâm, thực hiện nghiêm túc. Môi trường nông thôn đã được cải thiện các điểm nóng về ô nhiễm môi trường cơ bản đã được kiểm soát, xử lý; tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài tại một số cơ sở sở sản xuất đã được chấm dứt; ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân từng bước được nâng cao.

- Kinh phí được phân bổ trong năm 2023 và 2024 là 10.000 triệu đồng để thực hiện hai nội dung:

+ Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại các làng nghề chế biến bún, bánh mè xát: Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các đơn vị liên quan chọn vị trí thực hiện xây dựng Hệ thống xử lý nước thải và đề nghị các đơn vị liên quan thực hiện thủ tục về đất đai; nghiên cứu, lập hồ sơ Thiết kế - kỹ thuật và dự toán của dự án.

+ Nâng cấp, mở rộng công trình nước sạch nông thôn cho các xã đăng ký đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025: UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; hiện nay, Trung tâm nước sạch và VSMTNT đang tiến hành tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình.

* Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng Nông thôn mới:

- Kết quả thực hiện chương trình: Công tác triển khai thực Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí ANTT trong xây dựng nông thôn mới năm 2023 cơ bản được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể các cấp; lực lượng Công an các cấp đã triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực; các mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất đai trong xây dựng nông thôn mới, làm đường giao thông được giải quyết ngay tại cơ sở; công tác điều tra, khám phá tội phạm hình sự đều đạt chỉ tiêu Công an cấp trên đề ra; các loại tội phạm và tệ nạn xã hội nổi lên gây bức xúc trong dư luận xã hội từng bước được ngăn chặn kịp thời. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc khu vực nông thôn được đẩy mạnh, có bước phát triển mới, khơi dậy sức mạnh của Nhân dân trong giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội; có nhiều mô hình phát huy tác dụng, hiệu quả giữ vững, ổn định tình hình an ninh, trật tự ở cơ sở, thông qua phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phần giữ gìn an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn nông thôn và đảm bảo sự bình yên cho cuộc sống của người dân nông thôn.

- Kinh phí được phân bổ trong năm 2023 và 2024 là 6.780 triệu đồng để lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh tại địa bàn các xã. Hiện nay, Công an tỉnh đã ký hợp đồng với đơn vị trúng thầu. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai gói thầu đã phát sinh một số nội dung về vị trí lắp đặt (do có 30/313 vị trí khảo sát lắp đặt camera trùng với vị trí lắp đặt của địa phương) và có 02 mặt hàng đã cũ không còn sản xuất. Do đó, Công an tỉnh đã có công văn báo cáo và đề xuất UBND tỉnh xem xét chấp thuận việc thay đổi 30 vị trí lắp đặt camera và thay đổi 2 mặt hàng trên để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo.

* Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM:

- Kết quả thực hiện chương trình: Giai đoạn 2021 - 2023, trên địa bàn tỉnh có 03 Làng Văn hóa Du lịch, Làng du lịch nông thôn được hình thành và bước đầu có sự đầu tư, hoàn thiện hạ tầng, là những điểm đến thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế gồm: Làng Văn hóa Du lịch Cảnh Dương; Làng Văn hóa, Du lịch Cự Nẫm và Làng Du lịch thích ứng thời tiết Tân Hóa. Trên hầu hết địa bàn các huyện đều có các mô hình phát triển du lịch nông thôn tuy nhiên phần lớn là do các hộ kinh doanh tự đầu tư theo mô hình nhỏ, dựa trên đất hiện hữu, cơ bản giữ hiện trạng tự nhiên. Một số dự án đầu tư phát triển các điểm du lịch nông thôn, cơ sở lưu trú cộng đồng đã đưa vào khai thác thu hút khách du lịch như Khu du lịch Suối Đá (xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch), Khu du lịch Lèn Chùa và Khu nghỉ dưỡng Blue Diamond (xã Xuân Trạch), các homestay tại Làng Du lịch Tân Hóa (xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa) góp phần đa dạng dịch vụ, tạo việc làm, sinh kế cho người dân khu vực nông thôn.

- Kinh phí được phân bổ trong năm 2023 và 2024 là 5.500 triệu đồng để thực hiện hai nội dung: Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, phát triển mô hình làng văn hóa du lịch tại xã Cảnh Dương và Mai Thủy; Phát triển mô hình du lịch thích ứng thời tiết, hình thành Làng du lịch nông thôn tại xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa. Đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu Gói thầu Xây lắp của Dự án Phát triển mô hình du lịch thích ứng thời tiết, hình thành Làng du lịch nông thôn tại xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, thời gian thi công 180 ngày; Gói thầu Xây lắp + Thiết bị của Dự án Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, phát triển mô hình làng văn hóa du lịch tại xã Cảnh Dương và Mai Thủy, thời gian thi công 360 ngày. Đang hoàn tất thủ tục lựa chọn các nhà thầu tư vấn giám sát thi công. Khởi công và bắt đầu triển khai trong tháng 7/2024.

2.4. Kết quả triển khai các nội dung thành phần của Chương trình

a. Nội dung thành phần số 01: Nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch nhằm nâng cao đời sống kinh tế - xã hội nông thôn gắn với quá trình đô thị hoá

Giai đoạn 2010 - 2020, toàn tỉnh có 128/128 xã (100%) đạt tiêu chí quy hoạch nông thôn mới. Sau khi rà soát theo Bộ tiêu chí mới, đến nay, có 126 xã hoàn thành tiêu chí về Quy hoạch, đạt 98,4% (không thay đổi so với cuối năm 2023); 02 xã còn lại đã hoàn thiện hồ sơ và đang chờ phê duyệt.

b. Nội dung thành phần số 02: Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền.

Hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn tiếp tục được cải thiện, phục vụ thiết thực hơn cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân nông thôn, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, hiện đại, cụ thể :

* Tiêu chí Giao thông: Giao thông nông thôn đã có bước phát triển vượt bậc, nhiều địa phương lựa chọn giao thông làm khâu đột phá. Đến nay, có 109 xã (85,2%) đạt tiêu chí Giao thông (không thay đổi so với cuối năm 2023).

* Tiêu chí Thuỷ lợi: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 153 hồ chứa thủy lợi, 193 đập dâng thủy lợi, 298 trạm bơm, 306 cống tưới, tiêu và 2.620 km kênh mương các loại. Các công trình đảm nhận cấp nước phục vụ sản xuất cho hơn 50.000 ha lúa, trên 500 ha cây hoa màu và 1445 ha nuôi trồng thủy sản. Ngoài nhiệm vụ cấp nước phục vụ sản xuất các hồ chứa thủy lợi còn đảm nhận cấp nước phục vụ sinh hoạt công nghiệp. Tỷ lệ tưới tiêu chủ động đạt 98%, có 124 xã (96,9%) đạt tiêu chí Thủy lợi và phòng, chống thiên tai (tăng 0,8% so với cuối năm 2023).

* Tiêu chí Điện: Hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh được đầu tư tương đối hoàn thiện, thường xuyên được quan tâm đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, duy tu bảo dưỡng, còn 02 xã Tân Trạch, Thượng Trạch chưa có điện lưới đến trung tâm xã và một số thôn, bản khác đã được triển khai cấp điện bằng nguồn năng lượng mặt trời. Đến nay, Có 124 xã (96,9%) đạt tiêu chí Điện (không thay đổi so với cuối năm 2023); thiếu 04 xã so với kế hoạch năm 2024 đề ra.

* Tiêu chí Trường học: UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 803/KH-UBND ngày 14/5/2020 về thực hiện đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho Chương trình mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Trên cơ sở kế hoạch của tỉnh, các địa phương đã chỉ đạo UBND các xã phối hợp với các phòng ban cấp huyện lập quy hoạch sử dụng đất, trong đó ưu tiên nhu cầu mở rộng các điểm trường; thiết kế xây dựng trường học đảm bảo tiêu chuẩn quy định; chỉ đạo tập trung nguồn lực đầu tư các hạng mục công trình cơ bản gồm: xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa phòng học, phòng học bộ môn, khối phụ trợ, nhà vệ sinh...; đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy học. Giai đoạn 2021 – 2023, đã đầu tư 1.646.715,5 triệu đồng xây dựng cơ sở vật chất trường học, đầu tư 215.593,0 triệu đồng mua sắm trang thiết bị dạy học. Đến này, có 100 xã (78,1%) đạt tiêu chí Trường học (tăng 0,8% so với cuối năm 2023).

* Tiêu chí Cơ sở vật chất văn hoá: Trong những năm qua, việc huy động nguồn lực của toàn xã hội cho việc cải tạo, nâng cấp và trang bị mới các thiết chế văn hóa ở các thôn, bản; hệ thống các thiết chế văn hóa trên địa bàn tỉnh đã được cải thiện. Việc quy hoạch, đầu tư xây dựng, sử dụng các thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở từng bước hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần của người dân, góp phần nâng cao ý thức của nhân dân trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa trong xây dựng nông thôn mới, phát huy tính dân chủ, tinh thần đoàn kết và nhu cầu hưởng thụ văn hóa, rút ngắn khoảng cách văn hóa giữa các vùng miền trong tỉnh. Đặc biệt các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở như Trung tâm văn hóa xã, Nhà văn hóa - khu thể thao thôn, bản đã phát huy công năng, hiệu quả sử dụng, phục vụ nhu cầu của người dân. Đến nay, có 102 xã (79,7%) đạt tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa (không thay đổi so với cuối năm 2023).

* Tiêu chí Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn: Trên địa bàn tỉnh có 141 chợ đang hoạt động, trong đó có 22 chợ thành thị và 119 chợ nông thôn. Trong thời gian qua, mạng lưới chợ trên trên địa bàn tỉnh dần được nâng cấp, cải tạo, một số chợ được xây mới đáp ứng nhu cầu mua bán của người dân. Các địa phương đã lập chương trình, kế hoạch, lộ trình để triển khai thực hiện tiêu chí Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trên địa bàn mình quản lý. Đến nay, có 121 xã (94,5%) đạt tiêu chí Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn (tăng 4,7% so với cuối năm 2023).

* Tiêu chí Thông tin và Truyền thông: Việc hoàn thành các chỉ tiêu NTM về Thông tin và Truyền thông đã đáp ứng yêu cầu chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông, phát triển hạ tầng viễn thông, mạng lưới truyền dẫn băng rộng đa dịch vụ trên địa bàn các xã thực hiện Chương trình NTM; vùng phủ sóng thông tin di động được mở rộng; có hạ tầng kỹ thuật viễn thông sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của nhân dân. Cùng với hệ thống Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố, hệ thống truyền thanh tại các xã, phường, thị trấn đã góp phần quan trọng trong thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành đã mang lại lợi ích thiết thực đối với chính quyền địa phương cấp xã. Đến nay, có 121 xã (94,5%) đạt tiêu chí Thông tin và Truyền thông (tăng 10,9% so với cuối năm 2023).

c. Nội dung thành phần số 03: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp,  phát triển kinh tế nông thôn; triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển mạnh ngành nghề nông thôn; phát triển du lịch nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn... góp phần nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững

Thực hiện Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ (TTCP) phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 2305/KH-UBND ngày 18/10/2021 về Cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025. Chỉ đạo UBND các huyện, TX, TP xây dựng Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 phù hợp với điều kiện từng địa phương. Với mục tiêu tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh; bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn; đảm bảo an ninh lương thực và an ninh quốc phòng. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với công nghiệp chế biến và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Được sự hỗ trợ của Trung ương, sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2019-2023 được đẩy mạnh, tiếp tục chuyển dịch đúng hướng và đạt được những kết quả quan trọng ở hầu hết các lĩnh vực. Nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa, chất lượng, giá trị; cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng phát huy các lĩnh vực, sản phẩm lợi thế, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch đúng hướng. Nhiều TBKT, công nghệ mới có hiệu quả đã được nhân rộng vào sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, thân thiện với môi trường; các mô hình sản xuất áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, sử dụng tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm nông thủy sản trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ bước đầu mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng và từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm; tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng tăng, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nông thôn; kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại được quan tâm đầu tư. Phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC Quảng Bình có tốc độ phát triển khá nhanh, trên nhiều lĩnh vực. Kinh tế tập thể tiếp tục phát huy vai trò, vị trí trong hợp tác, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho thành viên, người lao động. Kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX) hàng năm đóng góp khoảng 4% vào GRDP của tỉnh gián tiếp thông qua kinh tế hộ và thực hiện dịch vụ sản xuất của HTX. Ngày càng xuất hiện nhiều mô hình HTX, tổ hợp tác ứng dụng công nghệ cao; liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn. Đến nay, toàn tỉnh có 340 HTX nông lâm nghiệp và thủy sản; 01 liên hiệp HTX Nông nghiệp; 50 HTX ứng dụng công nghệ cao, 80 HTX nông nghiệp tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho các hộ thành viên; 75 sản phẩm của 53 HTX đạt sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao. Kinh tế trang trại phát triển đa dạng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt các doanh nghiệp đã tham gia đầu tư vào các trang trại, liên kết giữa chủ trang trại với doanh nghiệp ngày càng nhiều, nhất là các trang trại chăn nuôi. Toàn tỉnh có 366 trang trại, có 56 trang trại sử dụng công nghệ cao, 15 trang trại tham gia chuỗi liên kết sản xuất.

Đến nay, có 104 xã (81,3%) đạt tiêu chí về Thu nhập (không thay đổi so với cuối năm 2023); Có 120 xã (93,8%) đạt tiêu chí về Lao động (tăng 0,8% so với cuối năm 2023); Có 107 xã (83,6%) đạt tiêu chí Tổ chức sản xuất và PTKTNT (tăng 2,3% so với cuối năm 2023).

d. Nội dung thành phần số 04: Giảm nghèo bền vững, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo

- Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được triển khai đồng bộ đã mang lại hiệu quả thiết thực. Tỷ lệ nghèo đa chiều theo khu vực nông thôn: 9,51%; tổng số hộ: 19.310 hộ. Trong đó: Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều: 4,84%; tổng số hộ nghèo: 9.825 hộ; Tỷ lệ hộ cận nghèo đa chiều: 4,67%; tổng số hộ cận nghèo: 9.485 hộ. Đến nay, có 104 xã (81,3%) đạt tiêu chí về Nghèo đa chiều (tăng 0,8% so với cuối năm 2023).

- Triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ nhà ở, xóa nhà tạm, dột nát; nâng cao chất lượng nhà ở dân cư. Đến nay, có 116 xã (90,6%) đạt tiêu chí về Nhà ở dân cư (không thay đổi so với cuối năm 2023).

f. Nội dung thành phần số 05: Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn

- Giáo dục: Công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tiếp tục được chú trọng. Công tác xây dựng cơ sở vật chất, kiên cố hoá tr­ường lớp học tiếp tục đ­ược quan tâm theo hướng chuẩn hóa. UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục giai đoạn 2023 – 2025 trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến hết năm 2025, công nhận 322 trường, nâng tỷ lệ trường mầm non, trường phổ thông đạt kiểm định chất lượng giáo dục lên 81%. Đến nay, có 125 xã (97,7%) đạt tiêu chí Giáo dục và Đào tạo (không thay đổi so với cuối năm 2023).

- Y tế: Tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế tuyến xã đảm bảo cơ sở vật chất trang thiết bị, nhân lực tại Trạm y tế xã. Nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng; Cung cấp dịch vụ y tế có chất lượng cao đến tận người dân, thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại tất cả các trạm y tế trong lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân; tổ chức tập huấn, tuyên tuyền triển khai Luật BHYT đối với tất cả các cơ sở khám chữa bệnh BHYT và các đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn để người dân biết, chủ động tham gia bảo hiểm y tế. Đến nay, có 104 xã (81,3%) đạt tiêu chí về Y tế (tăng 3,1% so với cuối năm 2023).

g. Nội dung thành phần số 06: Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững gắn với phát triển du lịch nông thôn

Chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, thôn bản văn hóa được chú trọng. Các huyện, thị xã, thành phố đã thành lập và tổ chức hoạt động các Câu lạc bộ về phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, các mô hình về “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền” và thực hiện thí điểm bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình. Thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; phát huy các mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình để làm hạt nhân giữ vững, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đến nay, có 121 xã (94,5%) đạt tiêu chí về Văn hóa (tăng 2,3% so với cuối năm 2023).

h. Nội dung thành phần số 07: Nâng cao chất lượng môi trường; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn; giữ gìn và khôi phục cảnh quan truyền thống của nông thôn Việt Nam

Trong thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo tăng cường triển khai nhiều hoạt động bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn nhằm kiểm soát và hạn chế ô nhiễm; tập trung xây dựng các văn bản phục vụ công tác quản lý môi trường, đặc biệt là hướng dẫn thực hiện tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới. Duy trì các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng, phát động hưởng ứng tuần lễ Quốc gia về nước sạch và VSMTNT… góp phần nâng tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh từ 96% năm 2020, tăng lên gần 98% năm 2023, vượt chỉ tiêu Nghị quyết (97%), trong đó 61,38% hộ gia đình nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn Việt Nam. Đến nay, có 102 xã (79,7%) đạt tiêu chí về Môi trường và An toàn thực phẩm (tăng 15,6% so với cuối năm 2023).

i. Nội dung thành phần số 08: Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở; thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong NTM, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, xây dựng NTM thông minh; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân; tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới

Công tác cải cách hành chính tiếp tục được chú trọng thực hiện. Tỉnh Quảng Bình là một trong những đơn vị đầu tiên trong cả nước hoàn thành việc xây dựng và áp dụng chính thức phân hệ Kho quản lý dữ liệu điện tử TTHC của tổ chức, cá nhân trên cổng DVC tỉnh để phục vụ người dân, doanh nghiệp tái sử dụng dữ liệu được số hoá trong thực hiện TTHC trên môi trường điện tử. Các địa phương tập trung đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong trong quản lý và điều hành công việc, từng bước củng cố hạ tầng thông tin để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số; hệ thống mạng Internet băng thông rộng (Wan) đã được nâng cấp với đường truyền tốc độ cao đáp ứng yêu cầu khai thác, sử dụng các Thường xuyên chỉ đạo giải quyết kịp thời các TTHC đang tồn đọng kéo dài trên Hệ thống một cửa liên thông góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả trực tuyến ở tại mức độ 3, 4 chưa cao; tình trạng hồ sơ trễ hẹn, quá hạn còn xảy ra; cơ sở vật chất, trang thiết bị tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại các đơn vị vẫn chưa đồng đều; kết quả giải quyết một số hồ sơ TTHC còn chưa đáp ứng yêu cầu.

Các hoạt động tư pháp được triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật theo chuyên đề được tập trung chỉ đạo thực hiện tốt. Nâng cao nhận thức, thông tin về trợ giúp pháp lý; tăng cường khả năng thụ hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý. Hiện nay, đội ngũ công chức làm công tác tư pháp cấp xã có 273 công chức Tư pháp - Hộ tịch, Hội đồng đánh giá chuẩn TCPL cấp huyện có 120 thành viên. Định kỳ hàng năm, Sở pháo tổ chức và phối hợp với UBND cấp huyện bồi dưỡng kiến thức pháp luật và tập huấn nghiệp vụ về chuẩn tiếp cận pháp luật cho 100% đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã thông qua tổ chức hội nghị, cấp phát tài liệu nghiệp vụ…Tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; tăng cường chăm sóc, bảo vệ trẻ em và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội. Đến nay, có 121 xã (94,5%) đạt tiêu chí về Hệ thống chính trị và TCPL (tăng 0,8% so với cuối năm 2023).

g. Nội dung thành phần số 09: Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng NTM

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Việt Nam tỉnh tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn Mặt trận các cấp thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới thông qua cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” năm 2023, 2024 phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của Mặt trận; tiếp tục thực hiện chương trình phối hợp giữa UBND tỉnh và Ủy ban MTTQVN tỉnh; Mặt trận cấp huyện đã tham mưu cho cấp ủy Đảng cùng cấp ban hành chỉ thị, công văn chỉ đạo thực hiện phong trào và cuộc vận động tại địa phương; xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện cuộc vận động; phối hợp với Ban chỉ đạo cấp huyện lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Công tác xây dựng mô hình điểm được chú trọng, tạo được những điểm nhấn quan trọng trong thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Đến nay, Mặt trận các cấp trong tỉnh đã xây dựng và duy trì được 519 mô hình về thực hiện các nội dung của Cuộc vận động. Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Đề án xây dựng mô hình KDC nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu và đô thị văn minh kiểu mẫu tại 08 KDC ở 8 huyện, thị xã, thành phố. Mặt trận cấp huyện, cấp xã đã triển khai được 192 mô hình. Nhiều mô hình hoạt động hiệu quả góp phần đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn[2]. Cuộc vận động đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị, góp phần đẩy nhanh tiến độ về đích của các xã đạt chuẩn nông thôn mới hàng năm.

Phong trào thi đua “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã có sức thu hút và tạo sự gắn bó ngày càng chặt chẽ giữa tổ chức Hội với hội viên, nông dân, góp phần thúc đẩy xây dựng, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Trong năm 2023, đã có 112.000 hộ đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Các cấp hội đã trực tiếp giúp 245 hộ nghèo thoát nghèo (đạt 163% chỉ tiêu đề ra).

Thực hiện Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Kế hoạch số 2160/KH-UBND, ngày 15/11/2017 của UBND tỉnh Quảng Bình về thực hiện Đề án“Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” trên địa bàn tỉnh, gắn với Chương trình hành động số 1212/Ctr-UBND ngày 3/8/2016 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về “Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020”. Trên cơ sở đó, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” và chỉ đạo các cấp hội thực hiện có hiệu quả đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khâu đột phá về tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong phát triển du lịch gắn với chương trình hành động của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực, chương trình trọng điểm của tỉnh. Bên cạnh đó, các cấp Hội đẩy mạnh Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, xây dựng nông thôn mới và xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch” và “Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam”.

Ban Thường vụ Tỉnh đoàn ban hành Kế hoạch số 86/KH/TĐTN-PTNT ngày 1/08/2023 thực hiện các hoạt động thuộc chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới 2021 – 2025. Trên cơ sở đó, đã tổ chức nhiều hoạt động như: Cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo lần thứ II năm 2023; xây dựng sàn nông sản vũ trụ ảo Agriverse; Lễ ra quân Ngày cao điểm “Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày chủ nhật xanh” lần thứ III tại xã Tân Hóa; xây dựng mô hình làng quê đáng sống....”.

Nhìn chung, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, xã hội từ tỉnh đến cơ sở đã vào cuộc quyết liệt, có chương trình, kế hoạch và triển khai thực hiện cụ thể với nhiều cách làm hay[3].

k. Nội dung thành phần số 10: Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn

Hàng năm, Công an tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới. Công an các đơn vị, địa phương đã xây dựng kế hoạch triển thực hiện công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm một cách quyết liệt, không khoan nhượng, tập trung chỉ đạo trinh sát các Đội Nghiệp vụ, Công an các xã nắm chắc tình hình liên quan đến an ninh quốc gia, an ninh nông thôn,...các mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân để kịp thời tham mưu giải quyết không để kéo dài hình thành “điểm nóng” qua đó làm ổn định tình hình địa bàn. Hướng dẫn các đơn vị, địa phương xây dựng củng cố, nhân rộng và thanh loại các mô hình trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Một số mô hình hình được nhân rộng ở địa bàn cấp huyện. Đặc biệt, mô hình “Tổ tự phòng, tự quản, tự bảo vệ” của huyện Quảng Trạch được Bộ Công an nhân rộng toàn quốc. Đến nay, có 123 xã (96,1%) đạt tiêu chí về Quốc phòng và An ninh (tăng 4,7% so với cuối năm 2023).

m. Nội dung thành phần số 11: Tăng cường công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; nâng cao năng lực xây dựng NTM; truyền thông về xây dựng NTM; thực hiện Phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng NTM.

- Giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình: Nội dung nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình được UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện nghiêm túc và duy trì qua các năm nhằm đánh giá những mặt được, chưa được, nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện. Thực hiện nghiêm túc các đợt giám sát, kiểm tra của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra tỉnh…Bên cạnh đó, hoạt động giám sát, phản biện xã hội được Mặt trận các cấp thực hiện linh hoạt, đi vào chiều sâu và phát huy hiệu quả.

- Phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng NTM; Truyền thông về xây dựng Nông thôn mới đã được quan tâm thực hiện. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1017/KH-UBND của UBND tỉnh ngày 13/6/2022 về việc Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025, Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 191/KH-BCĐ ngày 27/09/2022 về truyền thông phục vụ Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025.

 - Nâng cao năng lực xây dựng Nông thôn mới: 05 tháng đầu năm 2024, hầu hết các địa phương đang thực hiện các thủ tục để triển khai các lớp tập huấn, chỉ có huyện Bố Trạch tổ chức 2 lớp với 75 học viên tham gia.

2.5. Kết quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực

Tổng nguồn vốn huy động là 19.165,268 tỷ đồng. Trong đó: Vốn ngân sách nhà nước: 533,730 tỷ đồng, chiếm 2,8% (Vốn trực tiếp cho Chương trình là 398,575 tỷ đồng; vốn lồng ghép 135,155 tỷ đồng); Vốn tín dụng: 18.610,0 tỷ đồng, chiếm 97,1%; Đóng góp của cộng đồng dân cư: 21,538 tỷ đồng, chiếm 0,1%.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

3.1. Kết quả đạt được

Công tác chỉ đạo thực hiện Chương trình luôn được quan tâm, ưu tiên. Các sở, ngành, địa phương và các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới đã chủ động rà soát, huy động nguồn lực để triển khai thực hiện. Nhiều xã đã sớm làm thủ tục đề nghị xét công nhận đạt chuẩn, cụ thể: Các sở, ngành đang thẩm định 01 xã phấn đấu đạt chuẩn Nông thôn mới (Phúc Trạch); 04 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao (Lương Ninh, Võ Ninh, Đại Trạch, Thanh Trạch) và 01 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (Bắc Trạch).  

Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố đã kiện toàn bộ máy tham mưu giúp việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới các cấp; quan tâm bố trí nguồn vốn ngân sách huyện cho các xã để thực hiện các tiêu chí nông thôn mới theo đúng tiến độ đề ra. Một số huyện đã rà soát đăng ký thêm xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao (huyện Tuyên Hóa) và xã nông thôn mới kiểu mẫu (TX. Ba Đồn).

Công tác tuyên truyền, truyền thông về NTM tiếp tục được chú trọng và phát huy hiệu quả, tập trung vào những nội dung trọng tâm của Chương trình, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp và người dân. Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng Nông thôn mới” đã thực sự đi vào cuộc sống, thu hút được người dân và cộng đồng tham gia vào xây dựng NTM, nhất là những vấn đề thiết thực, tác động trực tiếp đến cải thiện chất lượng sống và điều kiện sinh hoạt ở nông thôn.

Phong trào khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu ở nhiều địa phương đã thúc đẩy nông thôn mới đi vào thực chất, có rất nhiều khu dân cư và vườn mẫu đạt chuẩn. Các chương trình chuyên đề bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Đến nay, toàn tỉnh có 94 xã nông thôn mới, 09 xã nông thôn mới nâng cao (đạt mục tiêu Trung ương giao năm 2024), 66 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, 102 vườn mẫu và 03 thôn, bản tại các xã ĐBKK được công nhận đạt chuẩn.

3.2. Hạn chế, khó khăn, vướng mắc

- Vẫn còn một số xã đã được công nhận giai đoạn trước (2010 - 2020) chưa đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí giai đoạn 2021 - 2025[4].

- Các xã vùng ĐBKK còn rất nhiều tiêu chí chưa đạt chuẩn, mức độ tăng các tiêu chí còn chậm.

- Kết quả xây dựng nông thôn mới không đồng đều trong khi nhiều xã đã chuyển sang giai đoạn nâng cao chất lượng, xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu thì một số xã vẫn còn số tiêu chí đạt chuẩn rất thấp (có 06 xã 5 - 9 tiêu chí).

- Một số tiêu chí đã đạt nhưng ở mức tiệm cận nên tính bền vững chưa cao, ảnh hưởng đến việc giữ vững và nâng cao chất lượng tiêu chí.

- Việc chỉ đạo thực hiện xây dựng thôn (bản) đạt chuẩn NTM tại các xã ĐBKK chưa có nhiều kết quả nổi bật, số thôn (bản) đạt chuẩn còn thấp so với mục tiêu đề ra (đến nay, chỉ có huyện Quảng Ninh có 03 thôn, bản đạt chuẩn).

- Cán bộ phụ trách nông thôn mới cấp huyện, xã thực hiện đồng thời nhiều nhiệm vụ của đơn vị, lại có sự luân chuyển công tác nên ảnh hưởng đến công tác tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chương trình; Chế độ báo cáo ở một số xã và một số phòng ban được phân công thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới chưa nghiêm túc, còn thụ động, đối phó, ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo điều hành của huyện và của tỉnh.

- Hầu hết các xã trên địa bàn tỉnh phấn đấu về đích giai đoạn 2021 - 2025 đều là những xã khó khăn, có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, khó thu hút đầu tư phát triển sản xuất dẫn đến thu nhập bình quân đầu người, đời sống của người dân không cao, khó huy động được nguồn lực xã hội hóa.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 6 THÁNG CUỐI NĂM

4.1. Tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm

- Phấn đấu TP. Đồng Hới và TX. Ba Đồn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; có thêm 09 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 12 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 03 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

- Tập trung chỉ đạo để giảm dần tỷ lệ số xã dưới 15 tiêu chí theo chỉ tiêu Trung ương giao; phấn đấu các xã đều tăng tiêu chí.

4.2. Một số giải pháp chủ yếu

- Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm chính trị của các cấp ủy, chính quyền địa phương và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện chương trình NTM. Nội dung xây dựng nông thôn mới phải trở thành nhiệm vụ chính trị thường xuyên, liên tục của địa phương và của các cơ quan có liên quan. Nâng cao vai trò, trách nhiệm cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò người đứng đầu trong xây dựng nông thôn mới.

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân nông thôn, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, phong trào “Cả nước chung sức xây dựng Nông thôn mới” giai đoạn 2021 – 2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh”; Kế hoạch Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021 – 2025; quán triệt chương trình đến cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là ở cơ sở (xã, thôn), tập trung vào những điểm mới, khác biệt của chương trình giai đoạn 2021 – 2025 so với giai đoạn trước. Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương xây dựng và triển khai Chương trình truyền thông ở địa phương. Tăng cường đăng tải tin bài trên cổng thông tin điện tử chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Bình và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Triển khai công tác đào tạo tập huấn cán bộ các cấp để cập nhật kịp thời các nội dung Chương trình, tăng cường trang bị kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp nhất là cấp xã, thôn, bản.

- Các sở ngành theo chức năng, nhiệm vụ thực hiện các nội dung, tiêu chí ngành phụ trách; tham mưu, đề xuất các cơ chế, chính sách thực hiện Chương trình; chủ động khâu nối với các Bộ, ngành Trung ương để triển khai thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí, đồng thời đề xuất các Bộ, ngành có sự hỗ trợ tỉnh trong việc thực hiện, trong đó có xây dựng các mô hình thí điểm và lồng ghép thực hiện các nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh. Ngoài việc chỉ đạo, hướng dẫn các xã theo phân công, các Sở, ngành cần khẩn trương rà soát, đánh giá mức độ đạt các tiêu chí do ngành mình phụ trách đối với các xã đăng ký đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu năm 2024 (kể cả các tiêu chí xã báo đạt) để kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn và xử lý những vướng mắc.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố:

+ Chủ động rà soát, đánh giá mức độ đạt chuẩn các tiêu chí theo yêu cầu Bộ tiêu chí giai đoạn 2021 - 2025, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, lộ trình tập trung chỉ đạo theo từng nhóm xã, đặc biệt là các xã phấn đấu về đích năm 2024, 2025.

+ Tập trung tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả các Bộ tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh:

Đối với các xã đạt chuẩn cần có kế hoạch, lộ trình cụ thể để giữ vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí, hướng tới mục tiêu xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu; tránh việc bị thu hồi bằng công nhận.

Đối với các xã phấn đấu đạt chuẩn năm 2024: Phải đảm bảo chất lượng, thực chất, không chạy theo thành tích; chủ động rà soát, đánh giá thực trạng; xây dựng lộ trình, kế hoạch và khẩn trương triển khai các tiêu chí chưa đạt, phối hợp chặt chẽ với sở, ngành được phân công chỉ đạo để triển khai theo đúng kế hoạch đề ra; đối với hạng mục có khối lượng công việc lớn, thời gian thi công dài cần khẩn trương triển khai sớm.

Tập trung chỉ đạo các xã không nằm trong kế hoạch phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 thì đến cuối năm 2025 phải đạt từ 15 tiêu chí trở lên theo mục tiêu chung của Trung ương. Đối với các xã khó khăn, cần tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu và thúc đẩy phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, ưu tiên tập trung đầu tư ở cấp thôn, bản.

Tiếp tục quan tâm triển khai sâu rộng Bộ tiêu chí khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, Bộ tiêu chí xây dựng vườn mẫu nông thôn mới nhằm nâng cao chất lượng xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao; tổ chức triển khai hiệu quả công tác thẩm định, xét, công nhận và công bố nhằm tạo sức lan tỏa và hưởng ứng tích cực, mạnh mẽ của các khu dân cư và các vườn hộ.

Tập trung triển khai sâu rộng Bộ tiêu chí thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới tại các xã đặc biệt khó khăn; giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho từng xã thực hiện Bộ tiêu chí nhằm từng bước phấn đấu đạt chuẩn ở các thôn, bản, từ đó góp phần thực hiện hiệu quả Bộ tiêu chí xã nông thôn mới đối với các xã đặc biệt khó khăn.

+ Ưu tiên phê duyệt các thủ tục liên quan để sớm khởi công các công trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, nhất là tại các xã đăng ký đạt xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

+ Đôn đốc các thành viên Ban chỉ đạo phụ trách các xã; giao nhiệm vụ cho các phòng ban thường xuyên bám cơ sở để chỉ đạo, kiểm tra và kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện. Hướng dẫn xã thực hiện các tiêu chí, đặc biệt là các tiêu chí chưa đạt, đồng thời có kế hoạch củng cố, giữ vững các tiêu chí đã hoàn thành.

- Tiếp tục triển khai các giải pháp huy động tối đa các nguồn lực thực hiện Chương trình. Quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước đảm bảo hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 theo yêu cầu của UBND tỉnh tại Công văn số 503/UBND-TH ngày 21/03/2024 và Công văn số 647/UBND-KT ngày 15/4/2024. Chỉ đạo giải quyết nhanh các thủ tục về đầu tư xây dựng cơ bản đối với các công trình, dự án phục vụ xây dựng nông thôn mới.

- Tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, từng bước đưa công nghệ cao vào sản xuất theo hướng nâng cao giá trị, bền vững gắn tái cơ cấu ngành nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới.

- Tiếp tục triển khai hiệu quả 06 Chương trình chuyên đề trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn và giải quyết các vấn đề tồn tại trong xây dựng NTM (môi trường, an toàn thực phẩm, nước sạch nông thôn, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã khởi nghiệp, sáng tạo; chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới…).

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành. Phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị, xã hội các cấp trong công tác giám sát, phản biện xã hội, lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân đối với kết quả thực hiện Chương trình. Kịp thời khen thưởng những tổ chức, cá nhân làm tốt, đồng thời có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, lãng phí, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình thực hiện Chương trình.

- Thực hiện tốt công tác thống kê, báo cáo kịp thời, chính xác, nhằm làm cơ sở cho việc chỉ đạo Chương trình một cách hiệu quả./.

Báo cáo số 101/BC-BCĐ ngày 01/8/2024  

Thông báo mới

VB mới

Chủ tịch HCM và đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thông tin tuyên truyền (PBPL ... DVC)

Footer Quảng Bình

Lượt truy cập