Chi tiết bài viết

Lưu Trọng Lư (1911 - 1991)

8:37, Thứ Ba, 26-8-2014

Ông quê ở Cao Lao Hạ, nay là Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, sinh trưởng trong một gia đình Nho học.

Thuở nhỏ, ông học tại quê nhà, sau vào Huế học và ra Hà Nội học trung học. Vì có lòng yêu nghệ thuật, ông thôi học để viết văn, làm báo. Lưu Trọng Lư sớm nổi tiếng trong lĩnh vực thi ca. Từ năm 1932, những bài thơ cũng như các bài tiểu luận, tranh luận, diễn thuyết của ông đã góp thêm phần khẳng định vị trí của ’’Thơ mới’’. Năm 1933, Lưu Trọng Lư ra tập thơ truyện đầu tay "Người sơn nhân", nhưng phải tới tập "Tiếng thu" mới nổi tiếng trên thi đàn. Sau đó, ông còn cho ra mắt bạn đọc một số tập truyện ngắn.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông tham gia Hội Văn hóa cứu quốc ở Huế và kháng chiến chống Pháp với tư cách cán bộ văn nghệ - tuyên truyền ở Bình Trị Thiên và Liên khu IV.

Từ một ngòi bút lãng mạn trong kháng chiến, thơ văn của ông thấm đượm cuộc sống của nhân dân lao động như trong các tập "O đi tiếp tế", "Ngò cải đơm hoa", "Chiến khu Thừa Thiên"...

Hòa bình lập lại, ông cộng tác ở Bộ Văn hoá và một thời gian dài giữ chức Tổng Thư kí Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Hoạt động nghệ thuật đều đặn của ông từ 1954 chủ yếu trên hai lĩnh vực sân khấu và thơ ca. Sau tập thơ "Toả sáng đôi bờ" (1959), thời gian chống Mỹ ông viết "Người con gái sông Gianh" (1966); "Từ đất này" (1971); "Mùa thu lớn" (1978).

Lưu Trọng Lư viết nhiều vở kịch thơ như Hồng Gấm (1973), Tuổi hai mươi (1974). Tính chất trữ tình trong sánh là vẻ đẹp của nghệ thuật thơ Lưu Trọng Lư.

Nguồn: Danh nhân văn hóa Quảng Bình - tập 1
NXB Thuận Hóa - 1993

Các tin khác

Thông báo mới

VB mới

Chủ tịch HCM và đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thông tin tuyên truyền (PBPL ... DVC)

Footer Quảng Bình

Lượt truy cập