Chi tiết bài viết

Danh thần Hoàng Kế Viêm (1820 - 1909)

8:33, Thứ Ba, 26-8-2014

Sinh ra ở Khánh Hòa, nơi ông Hoàng Kim Xán làm quan, Hoàng Kế Viêm lớn lên trong một gia đình danh gia vọng tộc (ông Hoàng Kim Xán từng giữ chức Thượng thư Bộ hình dưới triều Minh Mạng và được phong tước Tòng Nhất phẩm) song cuộc đời của Hoàng Kế Viêm không thật sự bằng phẳng, hanh thông. Hơn 10 năm đầu đời, Hoàng Kế Viêm sống trong sự dạy bảo của cha cả về học vấn lẫn đạo lý của Nho gia. Nhân cách cao cả của Hoàng Kim Xán đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính cách Hoàng Kế Viêm.

Tuy nhiên, tuổi thơ dịu dàng êm ả đã không dài với ông vìnăm 13 tuổi Hoàng Kế Viêm đã mồ côi cha. Sau khi cha mất, Hoàng Kế Viêmvề sống và học tập ở quê hương (thôn Văn La - xã Lương Ninh - huyện Quảng Ninh - tỉnh Quảng Bình). Văn La - đất địa linh nhân kiệt, làmột trong 8 làng quê văn vật nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình đã ảnh hưởngkhông nhỏ tới tư tưởng và nhân cách về sau của Hoàng Kế Viêm.

Những năm tháng sống ở quê nhà giúp Hoàng Kế Viêm thấu hiểuvà thông cảm sâu sắc với cuộc sống của nhân dân lao động. Những truyềnthống tốt đẹp của gia đình và quê hương đã tác động, hun đúc nênnhân cách cao đẹp của Hoàng Kế Viêm, chính cuộc đời và sự nghiệp của ôngcũng góp phần làm vẻ vang thêm truyền thống của quê hương, dân tộc. Chodù cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở thế kỷ XIX khôngthành công nhưng những trang sử hào hùng nhất của dân tộc giai đoạn nàyđều gắn liền với tên tuổi của Hoàng Kế Viêm.

Thời gian từ khi Hoàng Kế Viêm bước vào con đường hoạn lộđến lúc về ẩn dật cũng là giai đoạn đầy biến động và sóng gió của lịch sửViệt Nam. Chế độ phong kiến Việt Nam đã trở nên lỗi thời và đang trên đường khủng khoảng. Vận mệnh dân tộc ta lúc này đang bị đe dọa và thửthách mang tính sống còn.

Năm 1843, thi đỗ cử nhân lại nổi tiếng thông minh,hiếu hạnh nên Hoàng Kế Viêm đã lọt vào tầm ngắm của Hoàng tộc trong việckén chồng cho Công chúa. Năm 1844, Hoàng Kế Viêm được vua ThiệuTrị chọn làm phò mã cho công chúa Hương La. Mối lương duyên này làsợi dây thứ hai ràng buộc Hoàng Kế Viêm với triều Nguyễn bên cạnh nghĩavụ của nhà Nho. Mặt khác, với Hoàng Kế Viêm dù là một nhà Nho chânchính song ông không chịu ngu trung mà luôn biết đặt lợi ích của muôn dântrăm họ lên trên hết, đó là lý do khiến Hoàng Kế Viêm trở thành''Người phản biện của xã hội'' lúc bấy giờ.

Trong hai thập kỷ 40 và 50 của thế kỷ XIX, khi nguy cơ thựcdân Pháp xúc tiến việc xâm lược Việt Nam hiện hữu; vì thiếu nhân tài,triều đình Nguyễn đã buộc phải bỏ lệnh cấm các phò mã tham chính. Một năm sau khi công chúa Hương La qua đời, Hoàng Kế Viêm được bổ dụngvào chức quan nhỏ trong Triều. Từ năm 1845 về sau, cuộc đời Hoàng Kế Viêm thăng trầm, chìm nổi gắn liền Triều Nguyễn và vận mệnh đất nước trước nanhvuốt của chủ nghĩa thực dân Pháp. Tài năng của Hoàng Kế Viêm đã được thểhiện song cũng bị Triều đình kìm chế không ít. Tuy nhiên với nhữngđóng góp to lớn cho lịch sử dân tộc, Hoàng Kế Viêm xứng đáng được suy tônlà một Danh thần văn võ song toàn.

Khởi đầu sự nghiệp từ một quan văn, Hoàng Kế Viêm cũng đãthể hiện được tài năng trên lĩnh vực kinh tế và chính trị. Ở những nơikhó khăn triều đình Nguyễn thường điều ông tới giải quyết và ông đã không phụ lòng dân chúng cũng như sự ủy thác của Triều đình. Ví nhưgiải quyết nạn đói, vỡ đê và an dân ở Hưng Yên năm 1856.

Năm 1863, Nghệ An - Hà Tĩnh là một trong những địa phươngnghèo, cư dân Lương - Giáo đang mâu thuẫn, triều đình lại điều Hoàng KếViêm đến làm Tổng đốc An - Tĩnh. Vừa đến Nghệ An, ông đã khéo léoxoa dịu được mâu thuẫn Lương - Giáo và làm biện pháp an dân lâu dài. Ôngđã không quản sự lao tâm, khổ trí tìm kế sách mở mang nông nghiệp, phát triển gian thông nhằm giải quyết tận gốc sự bất đồng của dân chúng đểthắt chặt khối đoàn kết toàn dân. Ông vận động nhân dân ủng hộ và tham gia việcđào kênh Thiết Cảng, sau đó ông đã mời nhà cải cách Nguyễn TrườngTộ đến giúp lập phương án đào kênh để chủ động tưới nước, mở mang giaothông và phát triển thương mại. Sau khi hoàn thành, kênh Thiết Cảng lậptức phát huy tác dụng góp phần làm cho bức tranh kinh tế của vùng Nghệ An - HàTỉnh trở nên khởi sắc và phồn thịnh.

Tình thế đất nước lúc này không cho phép Hoàng Kế Viêm thithố hết tài năng trên lĩnh vực kinh tế. Vì những khó khăn về quân sự ngàycàng bức thiết hơn nên Nhà Nguyễn đã điều động Hoàng Kế Viêm sanggiải quyết về những vấn đề an ninh và quân sự.

Sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại, các tàn quân của Thái BìnhThiên Quốc ở Trung Hoa gồm quân Cờ Vàng, Cờ Đen, Cờ Trắng thất trận vượtbiên sang cư trú, cướp bóc và quấy nhiễu nhân dân ta ở các tỉnhbiên giới phía Bắc. Dẹp giặc cướp có vũ trang với lực lượng lớn là côngviệc hết sức khó khăn và vô cùng nguy hiểm nên triều đình lại giao phócho Hoàng Kế Viêm với chức Tổng đốc Lạng - Bằng - Ninh - Thái (phụtrách các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên và Bắc Ninh). Trong nhữngnăm từ 1870 đến 1873 Hoàng Kế Viêm với tài năng thao lược về chínhtrị và quân sự đã thu phục được quân Cờ Đen do Lưu Vĩnh Phúc cầm đầu vàbiến đội quân này thành lực lượng quân sự của triều đình. Đối với các thếlực Cờ Vàng, Cờ Trắng sau khi dùng biện pháp chiêu dụ không thànhHoàng Kế Viêm mới cho quân đánh dẹp. Tài năng về quân sự và tính cách cao- đẹp của Hoàng Kế Viêm thể hiện rõ trong thời gian ông gánh vácsứ mệnh Thống đốc Quân vụ đại thần, là Tổng Chỉ huy quân đội triều đìnhtại Bắc Kỳ, sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ nhất. Mặc dùtriều đình Huế chủ trương cầu hòa, lấy thương thuyết ngoại giaolàm công cụ chính để chuộc đất đai đã bị Pháp thôn tính, song Hoàng KếViêm đã dũng cảm kháng mệnh Vua, tổ chức lực lượng nhân dân phối hợp với quân Triều đình cùng quân Cờ Đen, nhử quân Pháp vào trận phục kích đểtiêu diệt chúng tại Cầu Giấy. Chiến thắng Cầu Giấy 1873, giết chết chủtướng giặc là Gác-ni-e với trên 100 binh sỹ Pháp khiến cho quânPháp ở Bắc Kỳ lúc đó hoang mang bao nhiêu thì nhân dân ta phấn khích bấynhiêu. Tuy chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873), vang dội tới tậnnước Pháp nhưng Nhà Nguyễn đã không biết tận dụng thời cơ để đẩymạnh chiến tranh giải phóng đất nước. Mặt khác Triều đình còn ra lệnhbuộc Hoàng Kế Viêm và quân Cờ Đen phải rút lên miền ngược. Với việc làmnói trên, triều đình Huế đã giải vây cho quân Pháp và vội vã kýkết hàng ước mới. Là vị tướng xuất thân từ Nho sỹ lại là Phò Mã nên việckháng mệnh Triều đình là một quyết định không dễ dàng với bất kỳ ai ởtrong hoàn cảnh của Hoàng Kế Viêm. Tuy nhiên ông đã bất chấp cảtính mạng khi đặt lợi ích dân chúng lên trên, dám trái mệnh Triều đình dùbiết là có thể bị khép vào tội đại nghịch bất trung.

Sau khi Hăng Rivie, chiếm Hà Nội (1883), mặc cho Tự Đức hạlệnh phải lui binh Hoàng Kế Viêm vẫn tiếp tục chiến đấu. Ông đã chủ độngđiều quân về bao vây địch ở Hà Nội rồi dụ quân giặc đến Cầu Giấy và tiêu diệt Tổng Chỉ huy là Hăng Rivie với hàng trăm quân tinh nhuệ củaPháp. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai đã đẩy quân Pháp và tình thế hoang mang cực độ, không chỉ ở nước ta mà cả bọn thực dân ở chính quốc. Trongkhi Quốc hội và Chính phủ Pháp đang rất lo sợ thì Triều đình Tự Đức lạivội vã ra lệnh cho Hoàng Kế Viêm phải triệt quân để đàm phán và kýthêm điều ước mới. Chủ trương của triều đình Huế đã cứu nguy cho quânPháp lúc này ở Bắc Kỳ đang hoảng loạn trước khí thế hừng hực chiến đấucủa quân và dân ta. Tháng 8/1883, nhân cơ hội vua Tự Đức qua đời, triều đình Huế đang lúng túng trong việc chọn người kế vị thì Pháp đãnhanh chóng đưa lực lượng vào cửa biển Thuận An tấn công uy hiếp kinhthành Huế. Vua Hiệp Hòa vội vã đầu hàng kẻ thù và ký điều ước HácMăng trao hết chủ quyền nước ta cho Pháp. Mặc dù, vẫn tiếp tục khángchiến nhưng triều đình Huế đã bị Pháp thao túng nên đã cách chức Tổng Chỉhuy của Hoàng Kế Viêm nhằm tách ông khỏi quân đội và buộc ông phảivề Kinh chờ lệnh. Sau sự kiện trên vì không thể dựa vào danh nghĩa Triềuđình để chống Pháp, Hoàng Kế Viêm đã từ quan về quê ẩn dật. Thựcdân Pháp vì sợ Hoàng Kế Viêm nên đã thúc ép triều đình Huế buộc ông phảivào Huế sống dưới sự quản thúc của giặc dưới cái vỏ là Thượng thư bộCông. Trên thực tế, lúc này Hoàng Kế Viêm bị quản thúc tại làngLại Thế ở tư gia của người vợ quá cố - Công chúa Hương La.

Khi phong trào Cần Vương nổ ra mạnh mẽ ở Quảng Bình, tênthực dân cáo già Paul Bô xảo quyệt tìm cách lợi dụng uy tín của Hoàng KếViêm để giải giáp lực lượng Cần Vương nên đã xúi tên Vua bù nhìnĐồng Khánh phong cho ông làm An phủ sứ Hữu trực kỳ đi chiêu dụ các nghĩaquân Cần Vương. Bị đặt vào thế đối lập với lực lượng yêu nước, nhưngHoàng Kế Viêm đã khôn khéo ngầm giúp đỡ quân Cần Vương, giải vâycho quân Cần Vương ở các căn cứ Kim Sen - Lèn Bạc (Quảng Ninh - Lệ Thủy) gây khókhăn cho Pháp. Mặt khác Hoàng Kế Viêm còn đòi Pháp trao cho ông500 súng trường và 500 lính ngụy để đánh dẹp quân Cần Vương. Trên thực tếlà Hoàng Kế Viêm định lấy vũ khí và lực lượng của giặc để chống giặc.Thấy không lợi dụng được Hoàng Kế Viêm, mà ngược lại bị Hoàng Kế Viêmkhôn khéo lợi dụng nên thực dân Pháp phải lệnh cho vua Đồng Khánh triệu hồi ông về lại Kinh.

Trước nhữngbất lợi của công cuộc cứu nước khi phong trào Cần Vương Quảng Bình thấtbại, vua Hàm Nghi bị giặc bắt, Hoàng Kế Viêm bèn xin từ quan về nghỉdưỡng mà thực tế lui về ẩn dật. Là kẻ thù và là đối thủ lợi hại của Phápsong Hoàng Kế Viêm đã làm cho kẻ thù vừa sợ hãi, vừa kính nể. Người Phápgọi Hoàng Kế Viêm là con người ''Bất khả diệt, bất khả tin''. Năm1909, Hoàng Kế Viêm qua đời trong sự tiếc thương và tự hào của nhân dâncả nước.

Nguồn: Quảng Bình ẩn tích thờigian

Hội DSVH Việt Nam tỉnh - Sở Vănhóa, Thể thao và Du lịch Quảng Bình - 2009

Các tin khác

Thông báo mới

VB mới

Chủ tịch HCM và đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thông tin tuyên truyền (PBPL ... DVC)

Footer Quảng Bình

Lượt truy cập