Chi tiết bài viết

Kỷ niệm 74 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc

10:7, Thứ Sáu, 17-6-2022

Ngay sau thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” động viên đồng bào, chiến sĩ phát huy truyền thống yêu nước, thực hiện những nhiệm vụ cấp bách chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.

Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh có tác dụng hiệu triệu, lôi cuốn, động viên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, vượt qua mọi hy sinh gian khổ hoàn thành tốt nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng.

                      

Hưởng ứng phong trào Thanh niên “Ba sẵn sàng”, thanh niên Hà Tây nô nức lên đường chiến đấu (tháng 8/1964), sau khi Mỹ mở rộng đánh phá bằng không quân ra miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ảnh: Kim Hùng - TTXVN

Chị em phụ nữ xã Thanh An (Bến Cát, Thủ Dầu Một) đóng góp lương thực, tiền bạc cho quỹ kháng chiến chống Mỹ (1968). Ảnh: Hoàng Vinh - TTXVN

Thanh niên dân quân xóm Y, thuộc đại đội "Thống nhất" đơn vị quyết thắng, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có sáng kiến dùng đòn bẩy cứu xe bị sa lầy. Sáng kiến này được áp dụng rộng rãi, nhờ đó giúp được nhiều xe nhanh chóng vượt qua những đoạn đường lầy chưa kịp sửa (1967). Ảnh: Đoàn Tý - TTXVN.

Học sinh trường cấp I Sơn Thịnh, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vót nan cho HTX làm mành để hưởng ứng phong trào "Thiếu nhi làm nghìn việc tốt", xứng đáng Cháu ngoan Bác Hồ (1966). Ảnh: Hồ Ca - TTXVN.

Phong trào Thanh niên "Ba sẵn sàng" của Thái Bình: Người lên đường chiến đấu, người ở lại hậu phương thi đua sản xuất dưới bom đạn (tháng 8/1964), sau khi Mỹ mở rộng đánh phá bằng không quân ra miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ảnh: Tư liệu TTXVN.

Hưởng ứng phong trào "Thiếu nhi làm kế hoạch nhỏ", thiếu nhi Hà Nội đã tham gia nhặt sắt vụn để đưa về nhà máy cơ khí phục vụ sản xuất nông cụ cải tiến cho nông dân ngoại thành (10/1958). Ảnh: Vũ Tín - TTXVN.

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, học tập gương chiến đấu anh dũng của liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi, đơn vị nữ thanh niên xung phong trên công trường "Đồng Xoài" phấn đấu hoàn thành lát mặt đường mới trước thời hạn 3 ngày và đảm bảo chất lượng (1960). Ảnh: Minh Trường - TTXVN.

Trong ảnh: Đoàn viên Chi đoàn thanh niên xã Tam Sơn, huyện Yên Dũng, Bắc Giang đổ gạo tiết kiệm, đưa vào quỹ tín dụng để đoàn viên thiếu thì cho vay (28/6/1960). Ảnh: Đức Như - TTXVN

Từ cuối năm 1960, Trường Phổ thông cấp II Bắc Lý (Hà Nam) là lá cờ đầu của ngành Giáo dục trong thực hiện phương châm “Học phải đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội”. Đây là nơi khởi nguồn của phong trào thi đua tiêu biểu của ngành giáo dục giai đoạn bất giờ. Ảnh: TTXVN.

Phong trào thi đua yêu nước phát triển sôi nổi, rông khắp trên phạm vi cả nước. Trong ảnh: Thi đua lao động sản xuất trên công trình Đại thuỷ nông Bắc – Hưng - Hải, một trong những ngọn cờ thi đua trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Ảnh: Hữu Ngôi – TTXVN

Từ sau đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II (25/10/ - 4/11/1956), tuổi trẻ miền Bắc đã dấy lên phong trào thi đua lao động sản xuất để khôi phục kinh tế, cải tạo và xây dựng xã hội mới. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với thanh niên Hà Nội tham gia xây dựng đường Thanh niên (khu Trúc Bạch) ngày 6/6/1959. Ảnh: TTXVN.

Trong ảnh: Hạ sỹ Phạm Ngọc Cương, lá cờ đầu trong phong trào thi đua chiến sỹ "Ba nhất", Đại đội 3 (Sư đoàn 304) cùng các chiến sỹ "Ba nhất" ôn tập bài mục trên sa bàn theo trường. Ảnh: Đinh Quang Thành - TTXVN.

Một lớp "Bình dân học vụ" ở Hà Nội những ngày độc lập. "Bình dân học vụ" là phong trào xóa nạn mù chữ trong toàn dân được Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động ngày 8/9/1945, ngay sau khi Việt Nam giành được độc lập, nhằm giải quyết "giặc dốt" - một trong các vấn đề cấp bách của đất nước thời gian đó.

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, tình hình tài chính - tiền tệ của chính quyền cách mạng gặp vô vàn khó khăn, Ngân hàng Đông Dương vẫn nằm trong tay tư bản thực dân và luôn tìm cách phá hoại nước ta về tài chính, tiền tệ;…Trước tình hình đó, Chính phủ đã kêu gọi nhân dân quyên góp tài chính dưới các hình thức như “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”, đồng thời gấp rút chuẩn bị phát hành tiền. Trong ảnh: Phụ nữ Thủ đô Hà Nội quyên góp hưởng ứng "Tuần lễ vàng" từ ngày 16-24/9/1945.

Trong ảnh: Lớp học “Diệt giặc dốt” cấp tốc của bộ đội và dân quân tự vệ trong giờ nghỉ trên thao trường. Ảnh: TTXVN

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, tình hình tài chính - tiền tệ của chính quyền cách mạng gặp vô vàn khó khăn, Ngân hàng Đông Dương vẫn nằm trong tay tư bản thực dân và luôn tìm cách phá hoại ta về tài chính, tiền tệ;…Trước tình hình đó, Chính phủ đã kêu gọi nhân dân quyên góp tài chính dưới các hình thức như “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”, đồng thời gấp rút chuẩn bị phát hành tiền. Trong ảnh: Lễ khai mạc "Tuần lễ vàng" tại Quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chúc mừng các chiến sĩ tiêu biểu dự Đại hội Thi đua đảm bảo giao thông vận tải, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, diễn ra tại Hà Nội từ ngày 21-25/3/1966. Ảnh: TTXVN

Chiếc máy cày của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng cho HTX Đại Phong (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), nơi khởi nguồn phong trào thi đua "Gió Đại Phong" trong nông nghiệp, thực hiện luống cày đầu tiên (tháng 6/1961) trước sự vui mừng của bà con xã viên. Ảnh: Văn Thắng - TTXVN.

Tại Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua lần thứ IV, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện thân mật và chúc mừng cụ Nguyễn Thị Suốt, quê ở Quảng Bình được tuyên dương Anh hùng ngành giao thông vận tải. Ảnh: TTXVN

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các cháu thiếu niên là dũng sĩ diệt Mỹ ở miền Nam ra thăm miền Bắc (3/1962). Ảnh: TTXVN

Theo Sưc Khỏe và Đời Sống

Các tin khác

Thông báo mới

VB mới

Chủ tịch HCM và đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thông tin tuyên truyền (PBPL ... DVC)

Footer Quảng Bình

Lượt truy cập