Chi tiết bài viết

Thông báo số 07-TB/BTGTW, ngày 14-5-2007, kết luận của Ban Chỉ đạo cuộc vận động

14:48, Thứ Sáu, 6-2-2009

Ngày 17-4-2007, Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động ’’Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’’ đã họp dưới sự chủ trì của đồng chí Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương. Tham dự cuộc họp có các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương và thành viên Bộ phận giúp việc của Ban Chỉ đạo.

Trên cơ sở đánh giá bước đầu triển khai Cuộc vận động, thảo luận về dự thảo Chương trình tiến hành Cuộc vận động từ nay đến năm 2011 do Ban Tuyên giáo Trung ương - Thường trực Ban Chỉ đạo trình bày; Ban Chỉ đạo Trung ương đã kết luận một số nội dung sau:

I - Về kết quả bước đầu triển khai thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’’

- Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày 07-11-2006 của Bộ Chính trị về tổ chức Cuộc vận động ’’Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’’, các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội đã quan tâm chỉ đạo, sớm tổ chức triển khai các bước tiến hành cuộc vận động. Ngay sau khi Ban Chỉ đạo Trung ương phát động Cuộc vận động (ngày 03-02-2007), các địa phương, đơn vị đã hưởng ứng tổ chức Lễ phát động, tiêu biểu như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thái Bình, Bắc Giang, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh... Đến nay, các đảng uỷ trực thuộc Trung ương, các đoàn thể chính trị - xã hội và các bộ, ban, ngành đều đã xây dựng kế hoạch triển khai cuộc vận động trong phạm vi ngành, đơn vị và tiến hành tổ chức học tập các chuyên đề về đạo đức Hồ Chí Minh.

Nhìn chung, công tác chuẩn bị của các ngành, các cấp triển khai Cuộc vận động chu đáo, kịp thời. Đội ngũ báo cáo viên được lựa chọn có tinh thần trách nhiệm, uy tín chính trị, đạo đức và kinh nghiệm công tác. Cuộc vận động đã đáp ứng tình cảm, lòng mong đợi và được đông đảo cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân hưởng ứng với tinh thần phấn khởi, đồng tình, nhất trí cao; đồng thời kỳ vọng vào kết quả tốt đẹp Cuộc vận động này.

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện Cuộc vận động thời gian qua còn một số hạn chế sau:

- Chương trình, kế hoạch tổng thể của Cuộc vận động chưa được xây dựng và thông qua kịp thời, nên công tác chỉ đạo gặp một số khó khăn, lúng túng. Việc hướng dẫn, triển khai của Ban Tuyên giáo Trung ương mới chỉ tập trung cho các công việc cụ thể trước mắt, như chuẩn bị nội dung học tập, bồi dưỡng báo cáo viên, hướng dẫn tổ chức học tập các chuyên đề... Vì vậy, các địa phương, cơ sở, cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa hình dung đầy đủ quy mô, nội dung, yêu cầu, các bưởc tiến hành Cuộc vận động.

- Một số đồng chí lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành chưa quan tâm đầy đủ, chưa nêu cao tính gương mẫu và ý thức trách nhiệm trong việc chỉ đạo và tham gia Cuộc vận động. Việc tổ chức quán triệt nội dung Cuộc vận động ở các cấp uỷ và cơ quan chức năng các cấp chưa thật sâu sắc, nhất là ở các cơ quan Trung ương. Một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa thật tin tưởng vào kết quả Cuộc vận động. Cá biệt, có biểu hiện nhận thức về Cuộc vận động chưa đầy đủ theo tinh thần Chỉ thị 06-CT/TW, cho rằng Cuộc vận động này chỉ dành cho những ai ’’có vấn đề’’ về đạo đức, hay cán bộ lãnh đạo có chức, có quyền...

- Công tác bồi dưỡng báo cáo viên còn bất cập so với yêu cầu, chất lượng chưa cao, chưa chủ động, sáng tạo, sát với đặc điểm tình hình địa phương, cơ sở và từng đối tượng, một số nơi triển khai chậm, trông chờ báo cáo viên Trung ương làm thay. Việc chuẩn bị nội dung học tập ở cơ sở chưa được đổi mới, vẫn làm theo cách như tổ chức học nghị quyết. Công tác tuyên truyền chưa được quan tâm đúng mức. Việc chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, của cơ quan chủ quản và lãnh đạo các báo, tạp chí chưa ngang tầm với cuộc vận động lớn. Chưa huy động được đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức, thầy, cô giáo, các loại hình văn học, nghệ thuật trong việc tuyên truyền, thúc đẩy cho Cuộc vận động.

II - Những nội dung cần thực hiện để đẩy mạnh Cuộc vận động trong thời gian tới.

1- Yêu cầu chung

- Cuộc vận động cần kết hợp tốt ba nội dung: tuyên truyền sâu rộng tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong Đảng và toàn xã hội; đề cao tinh thần tự giác phấn đấu, rèn luyện của cán bộ, đảng viên vởi sự tham gia góp ý giám sát của nhân dân; xây dựng và thực hiện nghiêm túc, có kết quả kế hoạch rèn luyện, phấn đấu của từng cá nhân, đơn vị theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tạo chuyển biến tích cực về đạo đức, lối sống trong Đảng và toàn xã hội. Trên cơ sở đó, đưa việc rèn luyện xây dựng đạo đức thành phong trào sâu rộng, là việc 1àm thường xuyên trong Đảng và toàn xã hội.

- Cuộc vận động phải được thực hiện đồng thời với quá trình triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội; với công tác xây dựng Đảng, cải cách hành chính, cải cách tư pháp; gắn với các phong trào thi đua yêu nước.

- Ban Chỉ đạo Trung ương đề ra các định hướng lớn, kế hoạch chung. Ban chỉ đạo các cấp, các ngành, các đơn vị chủ động, sáng tạo các nội dung, hình thức triển khai Cuộc vận động một cách phù hợp, sinh động, có kết quả thiết thực.

2- Đối với cấp Trung ương

- Ban Chỉ đạo Trung ương quan tâm chỉ đạo thường xuyên, sâu sát các bước tiến hành Cuộc vận động trong Đảng, hệ thổng chính trị và tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân. Từng thành viên Ban Chỉ đạo xác định rõ trách nhiệm và đưa vào chương trình công tác của mình. Sớm xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương một cách cụ thể, chú trọng việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện. Tiến hành kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện Cuộc vận động trình Bộ Chính trị vào quý IV năm 2007.

- Ban Chỉ đạo Trung ương xây dựng và thông qua chương trình Cuộc vận động trong toàn khoá đến năm 2011, xác định rõ mục đích, yêu cầu cần đạt được; trọng tâm, trọng điểm trong từng năm để Cuộc vận động có kết quả cụ thể, thiết thực và toàn diện, gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội X, các nghị quyết Trung ương, các ngày kỷ niệm lớn của Đảng và dân tộc. Hằng năm, có tiến hành sơ kết, cuối khoá tiến hành tổng kết Cuộc vận động phục vụ cho xây dựng văn kiện Đại hội XI của Đảng.

- Ban Tuyên giáo Trung ương, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương hướng dẫn các bước tiếp theo. Sau đợt triển khai học tập đầu năm 2007, phải đưa các nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào sinh hoạt hằng tháng của tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, nêu rõ những chuyển biến cụ thể đối với từng cá nhân và toàn đơn vị.

- Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng các chuyên đề, chuyên trang, chuyên mục về cuộc vận động, tuyên truyền thường xuyên, liên tục về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, của cá nhân và tập thể điển hình trong học tập và làm theo tấm gương của Bác; xuất bản sách ’’Người tốt, việc tốt’’; Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đảng đoàn Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam chỉ đạo tổ chức đợt sáng tác văn học, nghệ thuật về đạo đức Hồ Chí Minh, về các gương tiêu biểu trong quá trình học tập và làm theo lời Bác...

- Việc khen thưởng những tập thể và cá nhân tiêu biêu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giao Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với các ban, ngành chức năng xây dựng đề án trình Ban Chỉ đạo Trung ương xem xét.

- Văn phòng Trung ương và các văn phòng cấp uỷ xem xét bổ sung kinh phí hằng năm cho hoạt động của cuộc vận động trong khoản chi cho các hoạt động thường xuyên phục vụ nhiệm vụ chính trị, không tách thành khoản chi riêng cho cuộc vận động.

3- Đối với các ngành, địa phương, đơn vị

- Cấp uỷ và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt các ngành, địa phương cần xác định rõ trách nhiệm tập thể và cá nhân trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện cuộc vận động ở ngành, địa phương. Đồng chí Bí thư cấp uỷ là Trưởng Ban Chỉ đạo; thành lập bộ phận thường trực và giúp việc tinh gọn, hiệu quả, chú ý thực hiện đầy đủ và hiệu quả các bước tiến hành cuộc vận động. Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong tất cả các cấp học, ngành học, phấn đấu đưa vào chương trình học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, chậm nhất từ năm học 2008 - 2009.

- Các ngành, địa phương, đơn vị căn cứ vào tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh xây dựng tiêu chí đạo đức phù hợp với ngành, địa phương, đơn vị mình, đảm bảo cụ thể, thiết thực để mỗi cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân dễ phấn đấu thực hiện và đạt được theo từng thời điểm, đồng thời để tổ chức và quần chúng dễ kiểm tra, giám sát.

- Các đoàn thể chính trị - xã hội xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện cuộc vận động đa dạng, phong phú, phù hợp với đặc điểm và tính chất của tổ chức chính trị - xã hội, đồng thời động viên hội viên tích cực tham gia đóng góp cho cán bộ, đảng viên, công chức thực hiện cuộc vận động.

- Các ngành, địa phương cần quan tâm đôn đốc, kiểm tra thường xuyên việc triển khai các bước tiển hành cuộc vận động, biểu đương tập thể, cá nhân làm tốt, kịp thời uốn nắn các lệch lạc. Các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin kịp thời về cuộc vận động ở các ngành, địa phương; kịp thời phát hiện và tuyên truyền các điển hình tiên tiến ở địa phương và cơ sở.

 

T/M BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG         
PHÓ TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO            
TRƯỞNG BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG
Đã ký                           
Tô Huy Rứa                      

Các tin khác

Thông báo mới

VB mới

Chủ tịch HCM và đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thông tin tuyên truyền (PBPL ... DVC)

Footer Quảng Bình

Lượt truy cập