Chi tiết bài viết

Tổng hợp 25 kỹ năng lái xe an toàn mà người điều khiển xe máy cần biết

17:0, Thứ Ba, 2-8-2022

Xe máy đang là phương tiện phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay. Và số vụ tai nạn từ xe máy cũng chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Một trong những nguyên nhân gây tai nạn là do người lái xe chưa nắm chắc các kỹ năng lái xe máy an toàn. 25 kỹ năng lái xe an toàn dưới đây có thể giúp người tham gia giao thông có thể chủ động trước mọi tình huống.

1. Kỹ năng lái xe máy điện an toàn

1.1. Chở người và đồ vật theo quy định

Đây là cách lái xe máy an toàn cơ bản, khi đi xe máy điện, mọi hành vi chở người và hàng hóa, đồ vật quá tải đều bị nghiêm cấm. Cụ thể như sau:

- Không treo đồ vật lên trên tay lái của xe. Đồ vật phải được buộc chặt vào xe trong suốt quá trình di chuyển.

- Trọng tâm của đồ vật, hàng hóa càng thấp thì càng tốt. Tốt nhất là nên đặt trọng tâm của hàng hóa gần với trọng tâm của xe.

- Trọng lượng của người và đồ vật, hàng hóa phải được phân bổ đều giúp xe có sự cân bằng, ổn định khi di chuyển.

- Ở những vị trí khác nhau trên xe sẽ có tải trọng khác nhau, nên tuân thủ đúng tải trọng này để tránh gây hư hỏng. Ví dụ, ngăn chứa đồ ở phía trước yếm xe trọng tải tối đa là 1,5kg, giỏ chứa đồ phía trước có trọng tải tối đa là 2kg. Tổng trọng tải người và hàng hóa không được vượt quá trọng tải mà xe có thể chịu được.

Kỹ năng lái xe an toàn như tắt công tắc điện khi dừng đỗ xe máy điện 

Tắt công tắc điện khi dừng đỗ xe máy điện 

1.2. Điều chỉnh đúng tư thế lái xe

Tư thế ngồi của người cấm lái cũng như của người ngồi phía sau ảnh hưởng nhiều tới khả năng vận hành cũng như an toàn khi lái xe máy điện. Do đó, một kỹ năng lái xe máy an toàn khác mà bạn cần thực hiện là chú ý giữ đúng tư thế: 

- Đối với người lái xe: hai tay phải luôn đặt trên tay lái, chân đặt trên sàn để chân, mắt nhìn thẳng về phía trước và giữ tư thế ổn định khi di chuyển. Không nên ngồi sát về phía trước cũng như không ngồi lùi hẳn về phía sau sẽ khiến bạn khó điều khiển cũng như xử lý các tình huống bất ngờ.

- Đối với người ngồi phía sau xe: bám hai tay lên hông của người lái xe hoặc nắm lấy tay vịn của người ngồi phía trước. Chân đặt lên thanh gác chân dành cho người ngồi phía sau.

>>> Tham khảo thêm: Cách giữ thăng bằng khi đi xe máy cho người mới tập

Kỹ năng lái xe an toàn đúng cách

Giữ tư thế đúng và thoải mái khi đi xe máy điện

1.3. Hạn chế đi lại khi thời tiết quá xấu như mưa lớn, giông bão

Khi trời mưa lớn, giông bão nếu không có việc thực sự cần thiết thì bạn không nên điều khiển xe máy điện ra ngoài. Bởi vào trời mưa, hiệu quả của hệ thống phanh bị giảm đi nhiều, dễ gây trơn trượt. Hơn nữa, khả năng bám đường của lốp cũng bị kém đi. Do đó, bạn có thể gặp va quẹt, tai nạn không mong muốn. Nếu có việc cần thiết phải ra ngoài khi thời tiết xấu thì bạn nhớ giảm tốc độ di chuyển, bật đèn để các phương tiện khác có thể nhìn thấy mình.

 1.4. Sử dụng phanh đúng cách

Đây là kỹ năng lái xe máy an toàn mà bạn cần đặc biệt chú ý, bởi việc sử dụng phanh ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả của việc lái xe. Khi sử dụng phanh, bạn nên bóp phanh từ từ, sau đó siết chặt lại. Tuyệt đối không nên phanh gấp hoặc chuyển hướng đi đột ngột có thể gây lật xe, trượt xe rất nguy hiểm.

Ngoài ra, bạn nên tạo thói quen để hai hoặc ba ngón tay lên trên cần phanh. Điều này giúp người lái chủ động, ứng phó kịp thời với những tình huống bất ngờ xảy ra. Để tăng hiệu quả thì bạn nên sử dụng cả hai phanh trước và sau của xe máy điện.

2. Kỹ năng đi xe máy số an toàn

2.1. Kỹ năng giữ thăng bằng

Để giữ được sự thăng bằng khi lái xe máy số, bạn cần ngồi đúng tư thế: lưng giữ thẳng, hai đầu gối khép vào yên và tập trung vào việc lái xe. Ngoài ra, việc tăng ga giảm ga hợp lý cũng giúp bạn duy trì được trạng thái cân bằng khi lái xe. Trường hợp bạn đi trên đoạn đường trơn trượt, nhiều sỏi, cát thì chuyển xe về số thấp và giảm tốc độ để tránh trượt ngã.

Đường kẹt xe, ùn tắc ảnh hưởng nhiều tới việc giữ thăng bằng của người lái. Lúc này, bạn cần phải đi chậm, chú ý quan sát tình hình giao thông, không phóng nhanh, vượt ẩu có thể dẫn đến va quệt. Ngoài ra, bạn phải vừa vặn nhẹ tay ga, vừa chống chân xuống đất, có thể chống một chân hoặc cả hai chân để không bị ngã hay loạng choạng xe.

Ở đoạn đường cua, nếu bạn đi hai người thì không nên ngồi tách rời quá xa giữa người ngồi trước và người ngồi sau. Điều đó có thể khiến cho trọng lực bị phân tán, dẫn đến mất cân bằng. Người ngồi sau nên ngồi sát người lái, đầu gối khép vào hông và chuyển động cùng hướng với chuyển động của người cầm lái.

2.2. Sử dụng cấp số hợp lý

Một kinh nghiệm đi xe máy số quan trọng khác là sử dụng số cấp hợp lý. Không giống xe máy điện hay xe tay ga, xe số đòi hỏi người cầm lái phải biết sang số sao cho phù hợp với tốc độ. Điều này giúp xe vận hành tốt, phù hợp với từng điều kiện địa hình, nâng cao hiệu suất, tăng tuổi thọ động cơ cũng như tiết kiệm xăng.

Nguyên tắc đi xe số là đi chậm thì đi số nhỏ, đi nhanh thì sang số lớn, đi xe ở tốc độ nào thì để số ở đúng tốc độ đó. Ví dụ, bạn đi tốc độ dưới 10km/h thì nên đi số 1, đi từ 10-20km/h thì đi số 2, dừng chờ đèn đỏ, đỗ tạm thời thì trả về số.

2.3. Phanh xe máy đúng cách

Ở xe số, hệ thống phanh chỉ được thiết kế ở bên tay phải, không phải ở hai tay như xe máy điện, xe ga. Phanh chính của xe nằm ở phía dưới chỗ để chân. Khi muốn phanh giảm tốc độ thì người lái xe nhấn nhẹ chân phanh. Phanh xe từ từ, không được phanh gấp dễ dẫn đến những trường hợp trượt, ngã xe hoặc gây nguy hiểm cho những người di chuyển phía sau.

2.4. Đi xe máy số khi lên dốc và xuống dốc

Khi điều khiển xe số lên dốc cao, dốc đứng thì người lái xe phải trả về số thấp. Không thay đổi số trong suốt quá trình leo dốc. Khi xe gần lên tới đỉnh gốc thì giảm ga từ từ.

Người lái xe giảm tay ga khi xe xuống dốc, nếu xe chạy quá nhanh thì nhấn nhẹ chân phanh để tốc độ xe phù hợp. Nếu dốc quá đứng thì có thể trả về số thấp nhất.

3. Kỹ năng lái xe máy tay ga an toàn

3.1. Không nên vừa ga vừa phanh

Kỹ năng lái xe máy an toàn này rất cơ bản nhưng đôi khi người lái xe vẫn có thể phạm phải, đặc biệt là với chị em phụ nữ. Việc vừa phanh, vừa ga sẽ khiến xe dễ bị cháy guốc côn và chuông côn. Điều này vừa khiến xe tốn xăng vừa khiến xe bị giật không bốc.

3.2. Khởi động xe sau khi đèn báo FI tắt

Đèn báo FI là biểu tượng của hệ thống phun xăng điện tử. Sau khi bấm khởi động, đèn báo FI sẽ hiển thị trong vòng vài ba giây. Bạn nên đợi khi đèn FI tắt hẳn rồi mới vặn ga để bắt đầu hành trình. Điều này vừa giúp xe vận hành êm ái, không bị giật bốc vừa tiết kiệm được nhiên liệu.

3.3. Không vận hành xe ga ở tốc độ quá chậm

Nhiều người lái xe chưa thành thạo, mới tập lái thường đi xe ga khá chậm. Tuy nhiên, xe ga sử dụng hệ thống làm mát bằng nước nên việc chạy xe quá chậm có thể khiến nhiệt độ tăng cao, xe vừa nóng vừa tốn nhiều nhiên liệu.

Đồng thời, bạn không nên điều chỉnh cảm biến nhiệt độ của hệ thống làm mát sớm hơn hay muộn hơn so với tiêu chuẩn. Động cơ quá nóng hoặc quá nguội đều ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc của xe. Nên thường xuyên kiểm tra lượng nước làm mát cũng như vệ sinh theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.

Bỏ túi 25 kỹ năng lái xe an toàn

Không nên vừa ga vừa phanh

3.4. Hạn chế sử dụng phanh trước

Thêm một kinh nghiệm đi xe máy tay ga đó là hạn chế sử dụng phanh trước. Phanh trước của xe tay ga được thiết kế ở bên phải và thường là phanh đĩa. Đa số người lái xe thuận tay phải nên khi gặp những tình huống bất ngờ thì thường bóp phanh bên phải trước. Điều này có thể dẫn đến việc xe bị trượt, ngã do đường kính của bánh xe trước nhỏ, hành trình giảm xóc thì ngắn. 

kỹ năng lái xe an toàn là hạn chế sử dụng phanh trước

Lái xe với tốc độ bình thường, hạn chế sử dụng phanh trước

Do đó, người lái xe tay ga nên hạn chế sử dụng phanh trước, nên sử dụng đồng thời cả hai phanh là an toàn nhất. Đây là kỹ năng lái xe máy an toàn rất quan trọng mà không phải ai cũng biết cách thực hiện. Ở một số loại xe tay ga đời mới có hệ thống phanh đồng thời ECB khá hiện đại, giúp phân bổ lực phanh giữa hai bánh xe mà chỉ cần dùng phanh bên trái (phanh sau), giảm thiểu tối đa việc sử dụng phanh trước của người dùng.

3.5. Giữ tốc độ ổn định, đều tay ga

Việc thốc ga lên hoặc giảm ga đột ngột thường xuyên sẽ làm bộ truyền động hoạt động liên tục, hệ thống phun xăng cũng phải thay đổi. Do đó, giữ tốc độ ổn định và đều tay ga sẽ giúp cho bộ truyền động được bền bỉ hơn, tiết kiệm được nhiên liệu cũng như giúp xe được an toàn. 

4. Kinh nghiệm lái xe máy an toàn cần biết

4.1. Chạy xe trong tốc độ quy định

Đi xe đúng với tốc độ quy định sẽ giúp người lái xe làm chủ được những tình huống bất ngờ cũng như không vi phạm vào Luật giao thông đường bộ. Đối với xe máy, tốc độ tối đa trong khu vực đông dân cư là từ 50-60km/h và ở khu vực ngoài dân cư là 60-70km/h. Đối với xe gắn máy, tốc độ quy định là 40km/h không phân biệt trong hay ngoài khu dân cư.

4.2. Quan sát gương chiếu hậu

Bạn có thể làm chủ được những tình huống xảy ra phía trước nhưng ở phía sau thì không chắc chắn. Do đó, nhìn gương chiếu hậu là một kỹ năng lái xe máy an toàn cần thiết. Nhìn gương chiếu hậu giúp bạn biết được khoảng cách, tín hiệu của những xe đi phía sau. Đồng thời, mỗi khi sang đường, chạy qua khúc cua...thì đặc biệt phải nhìn gương chiếu hậu để có thể lái xe chủ động và an toàn nhất.

4.3. Thay dầu nhớt định kỳ

Dầu nhớt có tác dụng bôi trơn xe máy, làm mát cũng như làm sạch động cơ. Sau một thời gian sử dụng, xe sẽ bị khô dầu nhớt khiến cho xe không còn vận hành trơn tru, êm ái như ban đầu. Do đó, người lái xe nên thay dầu nhớt định kỳ để tăng hiệu suất vận hành, tăng tuổi thọ của động cơ xe máy.

Thông thường, nhà sản xuất sẽ khuyến cáo người lái xe nên thay dầu nhớt sau 500km đầu tiên và 1000 km ở những lần thay tiếp theo. Nên thay dầu nhớt chất lượng tốt, không thay những sản phẩm không rõ nguồn gốc có thể làm xe bị hư hỏng, giảm tuổi thọ.

4.4. Luôn tập trung khi lái xe

Đây là điều rất quan trọng mà người lái xe phải chú ý. Tập trung lái xe giúp bạn quan sát tốt, nhận biết được tín hiệu của các phương tiện tham gia giao thông khác cũng như phán đoán được những tình huống không tốt có thể xảy ra. Không nên sử dụng điện thoại, nghe nhạc sẽ dễ làm bạn mất tập trung.

Luôn luôn quan sát là kỹ năng lái xe an toàn

Luôn quan sát gương chiếu hậu khi điều khiển xe máy

4.5. Nhìn xa và bao quát con đường phía trước

Khi lái xe, bạn không nên chỉ chú ý những tình huống ở tầm gần mà còn phải nhìn xa hơn, bao quát hết làn đường. Bởi có thể những tai nạn bất ngờ sẽ diễn ra ở phía xa đó, nếu bạn quan sát và bao quát tốt có thể tránh được những mối nguy hại đang trực chờ. Tuy nhiên, bạn cần luân phiên quan sát tầm gần và tầm xa. Không nên chỉ quan sát tầm xa có thể khiến bạn mất tập trung khi lái xe.

Nhìn xa để có kỹ năng lái xe an toàn

Nhìn xa để bao quát tình hình giao thông tốt hơn

4.6. Giữ tư thế ngồi thoải mái

Giữ tư thế ngồi thoải mái có thể giúp bạn lái xe tốt hơn. Khi lái xe máy, người cầm lái để hai bàn tay lên hai tay lái xe, tay hơi cong, lưng thẳng, hai đầu gối khép vào yên xe. Nếu không ngồi đúng tư thế có thể khiến người cầm lái mệt mỏi, đặc biệt là khi đi một quãng đường xa. 

4.7. Rèn luyện kỹ năng phanh

Sử dụng phanh tốt mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng, liên quan đến sự sống còn của người tham gia giao thông. Nếu không biết cách phanh đúng có thể dẫn đến nhiều hậu quả rất nghiêm trọng. Do đó, nếu chưa chắc chắn về kỹ năng phanh của mình thì bạn hãy tìm một nơi vắng người, một khu đất trống để rèn luyện. Khi đó, bạn sẽ biết cách sử dụng phanh khi gặp các tình huống bất ngờ, phanh khi sang đường, phanh khi xuống dốc...Nếu điều khiển xe côn thì bạn còn phải học cách phanh côn tay sao cho phù hợp.

4.8. Tham gia các lớp huấn luyện kỹ năng lái xe

Một số hãng mô tô thường tổ chức các buổi tập luyện kỹ năng lái xe. Bạn nên tham gia để được lắng nghe các chia sẻ từ chuyên gia giúp nâng cao kỹ năng của mình. Hoặc bạn có thể tham gia các hội nhóm chia sẻ kỹ năng lái xe máy an toàn để học hỏi những điều bổ ích từ nhiều người khác. 

Tham gia các khóa tập lái để nâng cao kỹ năng lái xe an toàn

Tham gia các khóa tập lái xe máy an toàn để nâng cao kỹ năng (Nguồn: Sưu tầm)

4.9. Xác định chính xác tuyến đường cần đi

Trước khi bắt đầu vận trình, bạn nên xác định tuyến đường cần đi của mình là gì, ở tuyến đường đó có tình trạng như thế nào, có hay kẹt xe, ùn tắc hay đang thi công hay không...Việc xác định đúng tuyến đường sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian tìm đường cũng như tiết kiệm được nhiên liệu rất lớn.

4.10. Bật xi-nhan trước khi qua đường khoảng 20m hoặc 10 - 15s

Khi có ý định đổi hướng di chuyển, người lái xe nên bật xi nhan trước khoảng 20m hoặc 10 đến 15s. Điều này sẽ giúp các phương tiện khác có đủ thời gian nhận được tín hiệu của bạn và điều chỉnh thích hợp. Nếu bạn xi nhan và chuyển hướng quá nhanh sẽ khiến họ không phản ứng kịp dẫn đến tai nạn có thể xảy ra. Đây không chỉ là kỹ năng lái xe máy an toàn mà còn là điều bắt buộc phải thực hiện, bởi không bật tín hiệu xi nhan trước khi chuyển hướng là hành động vi phạm Luật giao thông đường bộ Việt Nam và bị xử phạt hành chính.

Khi chuyển hướng, bạn cần quan sát các phương tiện phía sau qua gương chiếu hậu, khi nào thấy an toàn mới cho xe qua làn đường mà mình mong muốn.

4.11. Qua đường bằng hướng xiên 30 - 45 độ

Sau khi bạn phát tín hiệu sang đường và thấy đã đủ kiều kiện an toàn thì tiến hành sang đường với hướng xiên 30 đến 45 độ. Không sang đường theo hướng ngang có thể khiến va chạm với các phương tiện giao thông khác.

Nắm vững 25 kỹ năng lái xe máy an toàn nêu trên sẽ giúp bạn tự tin, chủ động điều khiển xe ở bất cứ đâu. Và dù bạn điều khiển xe máy điện, xe số hay xe tay ga thì phải luôn tuân thủ đúng Luật giao thông để vừa đảm bảo an toàn cho chính mình vừa không gây nguy hiểm cho những người xung quanh!

Nguồn: https://vinfastauto.com

Các tin khác

Thông báo mới

VB mới

Chủ tịch HCM và đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thông tin tuyên truyền (PBPL ... DVC)

Footer Quảng Bình

Lượt truy cập