Chi tiết bài viết

Chủ động ứng phó với bão, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất, hạn chế thiệt hại về tính mạng, tài sản của Nhân dân

14:39, Thứ Hai, 26-9-2022

(Quang Binh Portal) -  Để chủ động ứng phó với bão, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất, hạn chế thiệt hại về tính mạng, tài sản của Nhân dân, ngày 26/9/2022, Sở Công Thương đã có Công văn số 1750/SCT-KTNL về việc chủ động ứng phó với bão số 4 (Bão Noru).

Theo đó, Sở Công Thương yêu cầu các đơn vị sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại thực hiện nghiêm Công điện số 29/CĐ-QG ngày 24/9/2022 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Công văn số 1742/UBND-KT ngày 22/9/2022 của UBND tỉnh về việc sẵn sàng ứng phó với bão, mưa lũ liên tiếp, kéo dài; tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và mưa lớn, kịp thời chỉ đạo, triển khai phương án ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”; cắt tỉa cành cây, chằng chống, gia cố biển hiệu, nhà ở, công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, kho tàng, dự án đang thi công, công trình cột tháp cao, bố trí lực lượng để kịp thời xử lý tình huống đảm bảo thông tin liên lạc, giao thông trên trục chính, điện, nước sản xuất, sinh hoạt.

Đối với Truyền tải điện, Điện lực Quảng Bình, Sở Công Thương cũng yêu cầu các đơn vị kiểm tra, rà soát các công trình điện đang vận hành, thi công như hệ thống đường dây và cột 500kV, 220kV, 110kV, hệ thống điện trung, hạ thế, để có phương án phòng, chống mưa, bão kịp thời; triển khai phương án ứng phó với tình huống mưa, bão có khả năng diễn biến phức tạp, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, đặc biệt cho phụ tải quan trọng; chuẩn bị nguồn lực, trang thiết bị, phương tiện, vật tư để khắc phục kịp thời sự cố do thiên tai gây ra trong thời gian nhanh nhất. 

Cùng với đó, chủ đập các công trình thủy điện nghiêm túc tuân thủ quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ chứa thủy điện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đặc biệt khi xuất hiện những tình huống bất thường, vận hành đảm bảo an toàn công trình; liên tục kiểm tra, đánh giá tình trạng đập; các thiết bị, công trình xả lũ, cửa nhận nước… và khắc phục kịp thời các khiếm khuyết (nếu có) để có biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo an toàn công trình, hạn chế tối đa áp lực cho công trình ở hạ du khi phải xả lũ; triển khai phương án đảm bảo an toàn hồ đập, vùng hạ du hồ chứa và công trình đang thi công dở dang, đặc biệt là địa điểm xung yếu, sự cố do các đợt mưa lũ trước chưa được khắc phục; đảm bảo cảnh báo kịp thời đến chính quyền, người dân khu vực chịu ảnh hưởng, nhất là trong tình huống xã lũ khẩn cấp...

Mặt khác, chủ đầu tư các Dự án đang triển khai xây dựng và quản lý vận hành chủ động biện pháp đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, thiết bị công trình; nắm bắt, cập nhật diễn biến của thời tiết, khí hậu, mưa bão để di dời người và thiết bị về vị trí an toàn trước khi bão xảy ra. Chủ cơ sở khai thác khoáng sản nghiêm túc triển khai phương án phòng chống mưa bão của đơn vị theo phương châm 04 tại chỗ; tổ chức kiểm tra, rà soát sườn dốc, xung quanh công trình đang xây dựng, kho, nhà xưởng, công trình gần sườn dốc, mỏ và bãi thải… để phát hiện nguy cơ gây sạt lở, không đảm bảo an toàn để có biện pháp xử lý kịp thời; đồng thời tập trung mọi nguồn lực, trang thiết bị, phương tiện, vật tư để khắc phục kịp thời sự cố do thiên tai gây ra trong thời gian nhanh nhất.

Ngoài ra, các đơn vị tổ chức trực ban 24/24 giờ, thường xuyên theo dõi diễn biến của bão số 4 (Bão Noru) và mưa lớn do hoàn lưu sau bão từ Trung tâm Dự báo khí thượng thủy văn Quốc gia, sẵn sàng lực lượng, vật tư, trang thiết bị phương tiện để chủ động ứng phó, xử lý, cứu hộ, cứu nạn kịp thời khi có tình huống mất an toàn có thể xảy ra.

PV Minh Huyền

Các tin khác

Thông báo mới

VB mới

Chủ tịch HCM và đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thông tin tuyên truyền (PBPL ... DVC)

Footer Quảng Bình

Lượt truy cập