Chi tiết bài viết

Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình đến năm 2020

16:27, Thứ Sáu, 10-10-2014

(Website Quảng Bình) - Ngày 13/3/2013, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 540/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình đến năm 2020. Theo đó, Quy hoạch có những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu của Quy hoạch:Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải tỉnh quảng Bình đến năm 2020 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đưa phát triển Giao thông Vận tải  đi trước một bước để tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội; phù hợp định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và quy hoạch Giao thông Vận tải toàn quốc.

2. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng Giao thông vận tải :

2.1. Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ:

2.1.1. Hệ thống Quốc lộ trên địa bàn tỉnh:Tuân thủ Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013, đồng thời bảo đảm phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị của tỉnh Quảng Bình đã được phê duyệt:

a. Quốc lộ 1: Xây dựng nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp II, có 4 làn xe cơ giới, 02 làn xe mô tô; các đoạn qua đô thị xây dựng phù hợp với quy hoạch đô thị.

b. Quốc lộ 12A: Quốc lộ 12A xuất phát tại Ba Đồn (Km621+100/QL1) đến thị trấn Đồng Lê - Hồng Hoá - thị trấn Quy Đạt - Ngã ba Pheo (Km898+050/ĐHCM) đi chung với đường Hồ Chí Minh đến ngã ba Khe Ve (Km873+400/ĐHCM) đi theo Quốc lộ 12A hiện tại và kết thúc tại cửa khẩu Cha Lo. Xây dựng, nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe, các đoạn qua khu vực đô thị xây dựng phù hợp với quy hoạch đô thị. Thay thế toàn bộ các cầu yếu. Xây dựng mới đoạn tránh thị trấn Ba Đồn đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe;

c. Quốc lộ 12C: Xuất phát từ cảng Vũng Áng - Quốc lộ 1 (Km573+420/QL1) đi chung với QL1 đến Km565+100/QL1 (thị trấn Kỳ Anh) đi theo tuyến mới đến Đồng Lê - đi chung với Quốc lộ 12A đến ngã ba Hồng Hoá - Hoá Tiến, kết thúc tại ngã ba giao cắt với đường Hồ Chí Minh tại Km879+800/ĐHCM. Đoạn qua Quảng Bình (từ ranh giới Hà Tĩnh - Quảng Bình (Km53+800) đến Đồng Lê và từ Ngã ba Hồng Hoá đến Hoá Tiến): Xây dựng, nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe, các đoạn qua thị trấn mở rộng theo quy hoạch đô thị. Xây dựng mới đoạn tránh thị trấn Đồng Lê đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe;

d. Quốc lộ 15 (những đoạn không trùng đường Hồ Chí Minh): Nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, các đoạn qua khu vực đồng bằng đông dân cư nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe. Thay thế toàn bộ cầu yếu.

e. Đường Hồ Chí Minh: Xây dựng nâng cấp theo chương trình, dự án Quốc gia, kiên cố hoá các công trình để bảo đảm ổn định khai thác tuyến có hiệu quả.

g. Đường bộ cao tốc: Tuân thủ Quy hoạch được duyệt tại Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 21/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

h. Đường bộ ven biển: Xây dựng mới tuyến đường đạt quy mô đường cấp III theo Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/01/2010.

i. Nâng cấp quản lý Đường tỉnh lên Quốc lộ: Xây dựng, nâng cấp Đường tỉnh 565 chiều dài 72Km (nối Biên giới Việt Nam - Lào tại cửa khẩu Chút Mút với hai nhánh Đông và Tây Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1 và Đường ven biển) đạt tiêu chuẩn đường từ cấp III-IV và đăng ký lên Quốc lộ để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng trước năm 2020.

2.1.2. Hệ thống đường tỉnh:  

+ Tiếp tục cải tạo, nâng cấp các tuyến đường tỉnh hiện có đạt tiêu chuẩn đường từ cấp III-IV, đối với các đoạn qua khu đô thị xây dựng phù hợp với quy hoạch đô thị. Đến năm 2015 hoàn thành việc thay thế toàn bộ cầu yếu; đến năm 2020 tất cả các tuyến đường tỉnh được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng 100% mặt đường.

+ Xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp một số tuyến vào các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu du lịch trọng điểm của tỉnh; nâng tổng số chiều dài quản lý Đường tỉnh từ 393Km hiện nay lên khoảng 450Km vào năm 2020.

+ Hoàn thành việc nâng cấp Đường tỉnh 565 và đăng ký lên Quốc lộ trước năm 2020.

2.1.3. Hệ thống đường đô thị thành phố Đồng Hới:

+ Tiếp tục xây dựng các trục đường nội thành theo quy hoạch chung thành phố Đồng Hới; nâng cấp hệ thống đường hiện có, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ mặt đường nội thành được thảm bê tông nhựa đạt từ 80- 90%.

+ Xây dựng mới một số tuyến trọng điểm phù hợp với quy hoạch chung thành phố Đồng Hới phục vụ cho phát triển, mở rộng Thành phố, gồm: Trục ngang nối từ Khu du lịch Quang Phú - Lộc Ninh - Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới - Đường Hồ Chí Minh; Cầu Nhật Lệ 2 và trục đường chính Đông - Tây nối từ cầu Nhật Lệ 2 với đường Hồ Chí Minh nhánh Đông; Đường Trần Hưng Đạo kéo dài đoạn từ chợ Ga đến Đường Hồ Chí Minh nhánh Đông; Hệ thống đường ven sông cầu Rào; Hệ thống đường ven sông Nhật Lệ; Mở rộng, nâng cấp đường F325 đi Nông Trường Việt Trung; Trục đường ven biển theo Quy hoạch đường bộ ven biển đoạn qua thành phố; Trục đường ngang nối Cầu Nhật Lệ 3 - Khu công nghiệp Tây Bắc Quán Hàu - Đường Hồ Chí Minh nhánh Đông.

2.1.4. Hệ thống đường Giao thông nông thôn:

Tiếp tục xây dựng, nâng cấp hệ thống đường Giao thông nông thôn với mục tiêu đến năm 2020 hệ thống đường huyện cơ bản đạt tiêu chuẩn đường từ cấp IV-V (kết cấu mặt đường nhựa hoặc BTXM 100%), đường xã đạt tối thiểu GTNT loại AH hoặc A, các tuyến đường xã quan trọng đạt tiêu chuẩn cấp IV-V, 90% đường xã được cứng hoá (kết cấu mặt láng nhựa hoặc BTXM); cầu cống bảo đảm tiêu chuẩn đồng bộ với cấp khai thác của đường. Cải tạo, nâng cấp 100% đường thôn xóm bằng vật liệu cứng, trong đó khoảng 70% được nhựa hoặc bê tông xi măng. Thực hiện qua các giai đoạn như sau:

Giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015:

* Đối với đường huyện: Cải tạo, nâng cấp từ 50-60% chiều dài đường huyện hiện còn là đường đất và cấp phối đạt tiêu chuẩn đường từ cấp IV - V, kết cấu mặt đường nhựa hoặc bê tông xi măng; cải tạo hoặc xây dựng mới các cầu cống để phù hợp với cấp đường, bảo đảm an toàn khai thác. Sửa chữa, nâng cấp 100% cầu cũ hiện có trên hệ thống các tuyến đường đã xuống cấp không đảm bảo an toàn giao thông (ưu tiên thực hiện trước đối với các cầu treo đã xuống cấp nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông ở một số khu vực miền núi).

* Đối với đường xã: Cải tạo, nâng cấp khoảng 50% chiều dài đường xã hiện tại đang là đường đất và cấp phối đạt tiêu chuẩn đường loại loại AH hoặc A, kết cấu mặt đường nhựa hoặc bê tông xi măng.

Giai đoạn từ năm 2016 - 2020:

* Đối với đường huyện:

+ Cải tạo, nâng cấp 100% đường huyện đạt tiêu chuẩn đường cấp IV-V; kết cấu mặt đường nhựa hoặc bê tông xi măng. Xây dựng các tuyến đường cứu hộ, cứu nạn ở các khu vực ven sông, khu vực thung lũng miền núi, vùng sâu vùng xa; các công trình cầu vượt sông, vượt suối đến các thôn bản hiện đang cô lập về giao thông do điều kiện địa hình chia cắt, phấn đấu đến năm 2020 giải quyết 100% các thôn, bản trên địa bàn tỉnh không bị cô lập về giao thông.

+ Xây dựng mới và nâng cấp một số tuyến đường xã quan trọng lên thành đường huyện; nâng tổng số chiều dài đường huyện từ 710Km hiện có lên khoảng 1.000Km vào năm 2020.

* Đối với đường xã: Tiếp tục cải tạo, nâng cấp hệ thống đường xã để đến năm 2020 có khoảng 90% tổng chiều dài đường xã được rải nhựa hoặc bê tông xi măng.

2.2. Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải đường thuỷ:

2.2.1. Hệ thống cảng biển:Tuân thủ Quy hoạch đã được Bộ Giao thông Vận tải  phê duyệt tại Quyết định số 1743/QĐ-BGTVT ngày 03/8/2011, cảng biển Quảng Bình gồm các khu bến như sau:

a. Khu bến Hòn La: Giai đoạn 2015, nâng cấp và mở rộng bến hiện hữu cho tàu 20.000 DWT. Giai đoạn 2020, bổ sung thêm 02 bến cho tàu 20.000 DWT. Năng lực thông qua năm 2015 khoảng 1,2 triệu T/năm, năm 2020 khoảng 3,5 triệu T/năm;

- Bến nhà máy nhiệt điện than Quảng Trạch: Là bến chuyên dùng phục vụ trung tâm điện lực Quảng Trạch. Xây mới 01-02 bến cho tàu 100.000DWT. Năng lực thông qua khoảng 5,0 - 10,0 triệu T/năm.

- Bến xi măng Quảng Phúc: Là bến chuyên dùng bốc xếp nguyên liệu, vật tư, xuất sản phẩm cho nhà máy xi măng Quảng Phúc. Quy mô gồm 1 - 2 bến cho tàu đến 20.000 DWT. Năng lực thông qua 1,5 - 2,0 triệu T/năm.

b. Khu bến Sông Gianh: Đầu tư nâng cấp bến hiện hữu kết hợp xây dựng mới 01 bến cho tàu 2.000 DWT. Năng lực thông qua 0,2 triệu T/năm.

- Bến xăng dầu Sông Gianh: Giữ nguyên quy mô hiện hữu với 01 bến cho tàu 1000DWT, năng lực thông qua đạt 0,1 triệu tấn/năm.

c. Khu bến Nhật Lệ: Sẽ thực hiện theo quy hoạch chung của thành phố Đồng Hới.

2.2.2. Đường thuỷ nội địa:Tập trung cải tạo, nâng cấp các tuyến giao thông đường thuỷ nội địa phù hợp với nhu cầu vận tải thực tế để khai thác có hiệu quả các tuyến luồng hiện có; Xây dựng mới và nâng cấp các cảng, bến thuỷ nội địa trên các tuyến sông để đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá của nhân dân đảm bảo an toàn, hiệu quả (Có dự án quy hoạch chi tiết riêng).

2.3. Quy hoạch phát triển Đường sắt:Tuân thủ Quy hoạch Đường sắt Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1686/QĐ-TTg ngày 20/11/2008.

2.4. Quy hoạch phát triển hàng không:

Tuân thủ Quy hoạch phát triển Cảng Hàng không Đồng Hới đã được phê duyệt tại Quyết định số 943/QĐ-CHK ngày 21/6/2003 của Cục hàng không Việt Nam: Xây dựng Cảng Hàng không Đồng Hới với quy mô cấp 4C theo tiêu chuẩn quốc tế (ICAO), đáp ứng cho loại máy bay A320/A321 hoặc tương đương (đã đưa vào khai thác năm 2008).

Giai đoạn 2012-2020, tiếp tục nâng cấp, mở rộng (đường cất, hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay) để cho các loại máy bay lớn hơn cất hạ cánh và nâng công suất thông qua đến năm 2020 đạt năng lực thông qua 500.000 lượt hành khách/năm và 20.000 tấn hàng hóa/năm.

3. Quy hoạch phát triển Vận tải:

3.1. Mạng lưới các tuyến vận tải:

- Tập trung khai thác các tuyến vận tải cố định nội tỉnh, liên tỉnh và liên vận quốc tế hiện có. Mở mới các tuyến vận tải hành khách Quốc tế, liên tỉnh và các tuyến nội tỉnh từ trung tâm huyện lỵ, thành phố đến các xã vùng sâu vùng xa để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân; đến năm 2020 tất cả các xã trên địa bàn tỉnh đều có tuyến vận tải hành khách đi qua.

- Khai thác có hiệu quả tuyến xe buýt Đồng Hới - Ba Đồn hiện có; mở mới các tuyến xe buýt nội thành Đồng Hới, các tuyến từ thành phố Đồng Hới đi trung tâm các huyện và khu kinh tế, du lịch và các tuyến nối trung tâm các huyện trong tỉnh, gồm: Đồng Hới - Phong Nha; Đồng Hới - Kiến Giang; Ba Đồn - Hòn La; Ba Đồn - Đồng Lê; Bảo Ninh - Thị trấn Việt Trung; Thị trấn Việt Trung - Thị trấn Lệ Ninh; Ba Đồn - Quảng Minh; Kiến Giang - Bang; Dinh Mười - Thị trấn Lệ Ninh; Ba Đồn - Quảng Tiến; Quán Hàu - Ga Lệ Kỳ và các tuyến tiềm năng khác phù hợp với thực tế.

3.2. Hệ thống bến xe:Tập trung cải tạo, nâng cấp và tổ chức khai thác có hiệu quả các bến xe hiện có, đồng thời xây dựng mới một số bến xe tại các khu vực đầu mối giao thông lớn theo dự báo. Đến năm 2020, các bến xe trên địa bàn tỉnh như sau:

Huyện, thành phố

Tên bến xe

Địa điểm xây dựng

Cấp kỹ thuật

Diện tích

Thành phố Đồng Hới

Bến xe liên tỉnh

Gần Khu công nghiệp Tây Bắc - phường Bắc Lý

I

25.000 m2

Bến xe Nam Lý

Phường Nam Lý

IV

5.000 m2

Bến xe trung tâm

Đường Trần Hưng Đạo - Phường Đồng Phú

IV

3.000 m2

Huyện Bố Trạch

Bến xe Hoàn Lão

Tiểu khu 8, Hoàn Lão

IV

5.000 m2

Bến xe Xuân Sơn

Xã Sơn Trạch

IV

2.500 m2

Huyện Quảng Trạch

Bến xe Ba Đồn

Thị trấn Ba Đồn

II

10.000 m2

Bến xe Cảng Hòn La

Xã Quảng Đông

IV

5.000 m2

Bến xe Roòn

Phía Bắc cầu Roòn

IV

3.000 m2

Huyện Quảng Ninh

Bến xe Hiền Ninh

Chợ Hiền Ninh

IV

3.000 m2

Bến xe Quán Hàu

Thị trấn Quán Hàu

IV

5.000 m2

Huyện Lệ Thuỷ

Bến xe Thượng Phong

Thị trấn Kiến Giang

III

7.000 m2

Bến xe Mỹ Đức

Xã Sơn Thuỷ

IV

3.000 m2

Huyện Tuyên Hoá

Bến xe Đồng Lê

Thị trấn Đồng Lê

IV

4.000 m2

Bến xe Tiến Hoá

Xã Tiến Hoá

IV

5.000 m2

Huyện Minh Hoá

Bến xe Quy Đạt

Thị trấn Quy Đạt

IV

5.000 m2

Bến xe Cha Lo

Cha Lo, xã Dân Hoá

IV

3.000 m2

4. Quy hoạch các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ:

- Di dời Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ hiện tại ra khỏi trung tâm thành phố Đồng Hới để đảm bảo môi trường đô thị và xây dựng mở rộng, tăng thêm dây chuyền kiểm định để nâng công suất kiểm định lên tối thiểu đạt 24.000 lượt xe/năm.

- Thành lập mới 01 Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ khu vực phía Bắc của tỉnh (theo hướng xã hội hoá) có 1 dây chuyển công suất kiểm định 12.000 xe/năm để đáp ứng nhu cầu đăng kiểm ngày càng tăng theo dự báo.

5. Quy hoạch phát triển cơ sở đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe:

+ Tập trung đầu tư nâng cấp, đổi mới và hiện đại hoá trang thiết bị dạy học, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên ở những cơ sở đào tạo lái xe hiện có.

+ Mở rộng, nâng cấp Trung tâm sát hạch lái xe loại 2 hiện có lên thành Trung tâm sát hạch loại 1 vào năm 2015.

+ Cũng cố và chuẩn hoá các trung tâm sát hạch lái xe loại 3 tại các huyện và các trường nghề hiện có đáp ứng nhu cầu học và thi lấy giấy phép lái xe mô tô của nhân dân.

6. Quy hoạch phát triển Công nghiệp Giao thông Vận tải:

- Xây dựng được 01 nhà máy sản xuất linh kiện, lắp ráp ô tô.

- Xây dựng được 02 nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển tại khu vực Cảng Hòn La và khu vực Sông Gianh.

7. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư và nhu cầu về nguồn vốn:

7.1. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư:

(Xem ở file đính kèm).

7.2. Nhu cầu vốn đầu tư:

Tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải toàn tỉnh đến năm 2020 dự kiến khoảng 35.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn thực hiện xây dựng nâng cấp hệ thống đường bộ khoảng 32.470 tỷ đồng, đường thuỷ khoảng 2.530 tỷ đồng.

(Xem ở file đính kèm)

8. Các giải pháp thực hiện Quy hoạch:

8.1. Các giải pháp về quản lý Nhà nước:

a. Quản lý đầu tư theo quy hoạch, kế hoạch:

- Trên cơ sở Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải của tỉnh đến năm 2020 được phê duyệt, triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển Giao thông vận tải 5 năm và hàng năm để cụ thể hoá việc thực hiện Quy hoạch đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế các giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Các huyện triển khai xây dựng Quy hoạch phát triển Giao thông nông thôn trên địa bàn huyện quản lý, cụ thể hoá thành các kế hoạch đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Giao thông nông thôn 5 năm và hàng năm và huy động mọi nguồn lực của địa phương để thực hiện kế hoạch đã được xây dựng.

b. Quản lý hạ tầng Giao thông vận tải:

Các công trình giao thông sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp phải được quản lý bảo trì để đảm bảo tuổi thọ công trình. Chú trọng thực hiện tốt, có hiệu quả công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường xã và đường thôn xóm v.v... Hàng năm, chính quyền các cấp bố trí kinh phí theo định mức quy định của Nhà nước để thực hiện tốt công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ do cấp mình quản lý.

8.2. Các giải pháp về đầu tư phát triển Giao thông Vận tải:

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn ngân sách và hỗ trợ từ Trung ương, bộ, ngành; trong đó, sử dụng tốt các nguồn: Hỗ trợ có mục tiêu hàng năm của Chính phủ; vốn Trái phiếu Chính phủ; Nguồn vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh; Nguồn vốn ODA; Nguồn vốn hợp tác Nhà nước và tư nhân (PPP), v.v... để đầu tư xây dựng các công trình giao thông trọng điểm của tỉnh.

- Phát huy nội lực địa phương để đầu tư xây dựng các công trình có quy mô vừa và nhỏ.

- Đẩy mạnh việc huy động vốn từ việc khai thác quỹ đất dọc các công trình giao thông, đặc biệt là đối với các tuyến đường quy hoạch xây dựng mới khu vực đô thị và quy hoạch mới đô thị, khu dân cư ở các tuyến đường mới mở, v.v...

- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng đường Giao thông nông thôn bằng nguồn vốn nhân dân đóng góp, Nhà nước hỗ trợ trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 08/2001/QĐ-UB ngày 13/4/2001 của UBND tỉnh; huy động tối đa nguồn lực, lao động và nguồn vốn đóng góp của nhân dân để xây dựng hệ thống đường Giao thông nông thôn.

- Đa dạng hoá các hình thức đầu tư như liên doanh, liên kết, BOT, BT, PPP, v.v... để đầu tư xây dựng các bến xe, bãi đỗ xe, các trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe, trung tâm đăng kiểm,...

M.C

(Nguồn:Quyết định số 540/QĐ-UBNDngày 13/3/2013 của UBND tỉnh)

Thông báo mới

VB mới

Chủ tịch HCM và đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thông tin tuyên truyền (PBPL ... DVC)

Footer Quảng Bình

Lượt truy cập