Chi tiết bài viết

Chiến dịch Hồ Chí Minh

15:26, Thứ Hai, 21-10-2013

Trận quyết chiến chiến lược mùa Xuân 1975 đánh dấu bước phát triển mới hết sức rực rỡ của nghệ thuật chiến tranh nhân dân trong điều kiện hiện đại, đặc biệt là nghệ thuật điều hành chiến tranh ở giai đoạn kết thúc, nghệ thuật tổ chức và chỉ đạo thực hành những trận then chốt quyết định, đưa kháng chiến đến toàn thắng...

Thắng lợi của chiến tranh là kết quả của sự hy sinh, nỗ lực to lớn của toàn dân tộc trong cuộc đấu trí, đấu lực quyết liệt, lâu dài giữa ta và địch, của sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, chỉ huy ở tầm vĩ mô kết hợp với hoạt động chiến đấu và đấu tranh cụ thể của từng chiến trường, từng đơn vị, không phải chỉ riêng một chiến trường nào, một bộ phận nào, trong đó Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và các cơ quan tham mưu chiến lược giữ vai trò đặc biệt quan trọng... các chiến dịch đều diễn ra theo một kế hoạch thống nhất của Bộ Tổng Tư lệnh, có sự phối hợp với nhau cả về kế hoạch và tình huống chiến dịch, tạo tiền đề cho nhau và cùng tạo ra điều kiện hình thành đòn quyết định chiến lược cuối cùng".

Các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quân ủy Trung ương nghe Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp báo cáo tình hình tiến quân thắng lợi trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.

 Đánh chiếm Bộ Tổng Tư lệnh Sư đoàn 23 ngụy ở Buôn Ma Thuột.

Quân Giải phóng đánh chiếm thị xã Buôn Ma Thuột.

Ngày 25.3.1975, Bộ Chính trị họp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Thường vụ Quân ủy Trung ương đề nghị: "Vừa chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng vừa tiến đánh các đảo và quần đảo quân ngụy đang chiếm đóng" đã được Bộ Chính trị nhất trí.

Tranh thủ thời cơ thuận lợi, đêm 13 rạng sáng ngày 14.4.1975, lực lượng Quân khu V và Hải quân đã giải phóng đã Song Tử Tây.

Đêm 23, rạng sáng 24.4.1975, giải phóng xong các đảo Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, An Bang và Trường Sa.

Bộ Chỉ huy tiền phương Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Quân ủy Trung ương đang theo dõi diễn biến của Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Quân Giải phóng đánh chiếm Sân bay Tân Sơn Nhất - Sài Gòn.

Điện mật số 1574 ngày 07.04.1975 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Bộ Tư lệnh Tiền phương.

Chiếc xe tăng 390 của Đại đội 4, lữ đoàn xe tăng 203 do Trưởng xe Vũ Đăng Toàn chỉ huy là chiếc xe đầu tiên húc đổ cách cổng Dinh Độc lập hồi 11 giờ 30 ngày 30.04.1975.

 Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn đổ ra đường vẫy cờ, hoa đón mừng Quân Giải phóng (trưa ngày 30.04.1975)


 Nguồn: Sách Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Các tin khác

Thông báo mới

VB mới

Chủ tịch HCM và đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thông tin tuyên truyền (PBPL ... DVC)

Footer Quảng Bình

Lượt truy cập