Chi tiết bài viết

Triển khai các giải pháp tích trữ nước, phòng chống nắng nóng, hạn hán

16:9, Thứ Ba, 23-4-2024

(Quang Binh Portal) - Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện nay, El Nino còn tiếp diễn khiến trời nắng nhiều hơn và nóng hơn, nhiệt độ tăng cao, lượng mưa nhiều khả năng thiếu hụt 15 - 30% có thể gây ra tình trạng khô hạn, thiếu nước cục bộ ở một số tỉnh. Hiện tại bình quân chung dung tích của 151 hồ chứa trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 54,5% dung tích thiết kế. Đặc biệt có một số hồ có dung tích rất thấp, dưới 40%, như: Hồ Cơn Ruộng 29%, Bàu Mía 17,7%, Long Đèn 29,6%, Khe Dây 25,27%, Khe Chè 17,17%, Hóc Chọ 25%... nguy cơ xảy ra hạn hán rất cao.

Để chủ động trong công tác phòng, chống nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn phục vụ sản xuất, dân sinh năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Công văn đề nghị Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi; UBND các huyện, thành phố, thị xã; Trung tâm Nước sạch và VSMT nông thôn; Công ty Cổ phần cấp nước Quảng Bình và đơn vị có liên quan triển khai thực hiện giải pháp tích trữ nước, phòng chống nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn. Cụ thể, các đơn vị, địa phương quán triệt phương châm tưới tiết kiệm, áp dụng hình thức tưới luân phiên, vùng xa tưới trước, gần tưới sau; tưới theo phương pháp cải tiến SRI và phương pháp nông - lộ - phơi để giảm mức tưới trên mặt ruộng nhằm tránh lãng phí nước; kiểm tra việc lấy nước vào ao nuôi trồng thuỷ sản, kiên quyết hoành triệt các cống lấy nước tự do, xả nước tràn lan;  rà soát, cân đối lại nguồn nước thực có của các hồ chứa với nhu cầu dùng nước để xác định diện tưới phù hợp, đảm bảo ăn chắc vụ Hè Thu 2024; xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai giải pháp phòng, chống hạn hán cho từng công trình, từng xứ đồng; khẩn trương lắp đặt các trạm bơm dã chiến tận dụng nguồn nước từ ao, hồ, sông suối tự nhiên để tưới; ưu tiên cân đối nguồn nước theo thứ tự sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt; xây dựng phương án cấp nước sinh hoạt cụ thể đối với từng vùng, đặc biệt chú trọng đến vùng núi cao, vùng sâu, vùng ven biển, không để xẩy ra thiếu nước sinh hoạt ảnh hưởng đến đời sống của Nhân dân.

Mặt khác, các địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lựa chọn giống cây phù hợp, khả năng chịu hạn cao cho diện tích đất thiếu nước; tăng cường tuyền truyền trên phương tiện thông tin đại chúng về tình hình nguồn nước, hạn hán, thiếu nước tới người dân; vận động người dân trữ nước và sử dụng nước có hiệu quả, tiết kiệm; huy động trang thiết bị phục vụ cấp, trữ nước và xử lý nước cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng như thiết lập các điểm cấp nước tập trung, bồn trữ nước, máy lọc nước, hóa chất xử lý nước...; trường hợp cấp bách, không còn nguồn cấp nước cho sinh hoạt, cần sử dụng các phương tiện lưu động, như xe cứu hỏa, xe quân đội chuyên chở nước cung cấp đến từng cụm dân cư; rà soát, xác định các khu vực có nguy cơ bị thiếu nước sinh hoạt, đánh giá khả năng nguồn nước cấp cho sinh hoạt để chủ động tổ chức giải pháp bảo đảm cấp nước sinh hoạt; triển khai giải pháp về trồng và bảo vệ rừng vùng sinh thủy của nguồn nước cấp cho sinh hoạt; có kế hoạch phân phối nước cụ thể cho từng giai đoạn và điều chỉnh hợp lý khi nguồn nước bị thiếu hụt; thực hiện công tác khắc phục hạn, hán, thiếu nước, xâm nhập mặn theo phương châm 4 tại chỗ. 

PV:NQ

Các tin khác

Thông báo mới

VB mới

Chủ tịch HCM và đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thông tin tuyên truyền (PBPL ... DVC)

Footer Quảng Bình

Lượt truy cập