Chi tiết bài viết

Các giải pháp và chính sách thực hiện phát triển sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo tỉnh giai đoạn từ 2006 đến 2010 và định hướng đến 2015

10:8, Thứ Tư, 11-3-2015

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm năng cao nhận thức của mọi lực lượng xã hội về vai trò của giáo dục đào tạo trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và địa phương

1.1. Quán triệt và nâng cao nhận thức trong các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể và toàn dân về vị trí, vai trò và định hướng phát triển giáo dục trong sự nghiệp CNH, HĐH.

1.2. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để không ngừng tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, định hướng về phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo của địa phương, nhằm tranh thủ sự ủng hộ và đầu tư của toàn xã hội, các tổ chức trong và ngoài nước cho giáo dục.

1.3. Công khai hoá quy hoạch, kế hoạch, các hoạt động giáo dục theo chủ trương của các tổ chức Đảng, Chính quyền các cấp, phối hợp với tổ chức đoàn thể nhằm phát huy vai trò xã hội hoá giáo dục: Gắn việc thực hiện quy hoạch phát triển giáo dục, thực hiện mục tiêu phổ cập với các cuộc vận động ''Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", phong trào ''Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại", phong trào khuyến học, khuyến tài.

1.4. Tổ chức giáo dục truyền thông cho cha mẹ học sinh và cộng đồng về hệ thống luật pháp nói chung và Luật Giáo dục, Luật Chăm sóc và bảo vệ trẻ em, Công ước quốc tế về quyền trẻ em... nói riêng.

2. Xây dựng các chính sách hỗ trợ đầu tư cho giáo dục

2.1. Để thu hút vốn đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục, các cơ sở giáo dục cần xây dựng kế hoạch phát triển đơn vị thông qua các đề án khả thi, nhằm định hướng một cách rõ ràng mục tiêu phấn đấu của đơn vị trong từng giai đoạn. Xúc tiến, tìm nguồn vốn đầu tư cho giáo dục thông qua công tác tuyên truyền, kêu gọi,tiếp xúc với các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước.

2.2. Huy động các nguồn vốn thông qua tổ chức mua trái phiếu, công trái, xây dựng các loại quỹ tín dụng, quỹ phát triển dành riêng cho giáo dục nhằm thu hút các nguồn vốn tiềm tàng trong nhân dân; có cơ chế, chính sách vay vốn với lãi suất ưu đãi nhằm khuyến khích, động viên nhà trường, nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học.

2.3. Phát triển mạng lưới ngân hàng và hệ thống tài chính; nghiên cứu xây dựng thị trường chứng khoán theo các nguyên tắc hiện đại, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, tài chính và có điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài.

2.4. Tăng đầu tư ngân sách Nhà nước cho giáo dục.

3. Xây dựng và năng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục

3.1. Củng cố nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng giáo viên của trường sư phạm, các trung tâm đào tạo bồi dưỡng chính trị của tỉnh, huyện nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo về trình độ chuyên môn, trình độ lí luận chính trị cho đội ngũ cán bộ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

3.2. Thông qua đào tạo tại các trung tâm, cơ sở tin học, ngoại ngữ trên địa bàn; công tác tự học, tự bồi dưỡng của cá nhân nhằm chuẩn hoá và nâng cao trình độ ngoại ngữ - tin học, tiến tới có 100% cán bộ giáo viên và cán bộ QLGD biết sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin (như itenet, thư viện điện tử, giáo trình điện tử phần mềm dạy học theo hệ thống mạng giáo dục Edunet) trong quá trình giảng dạy, quản lí và cập nhật thông tin.

3.3. Tiếp tục thực hiện việc rà soát, sắp xếp đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo Chỉ thị số 40-CT/TW ngày I5/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Kế hoạch số 64/KH-TU ngày 11/5/2005 của Thường vụ Tỉnh uỷ để đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo đủ số lượng và cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

3.4. Có chế độ, chính sách hợp lý vận động giáo viên, cán bộ lớn tuổi, năng lực sức khoẻ hạn chế nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc hoặc chuyển đổi nghề nghiệp đồng thời tuyển dụng đội ngũ sinh viên trẻ, có trình độ chuyên môn, có phẩm chất đạo đức và sức khoẻ tốt thay thế.

3.5. Xây dựng và hoàn thiện một số cơ chế, chế độ chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục như: Chính sách ưu tiên đối với giáo viên giỏi; chính sách ưu đãi và chế độ nhà công vụ đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ở những địa bàn đặc biệt khó khăn; chính sách đối với giáo viên ngoài công lập...

Từng bước kiện toàn đội ngũ cán bộ nhân viên thư viện, thiết bị và y tế trường học về cả số lượng và chất lượng.

4. Phân cấp nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật trường học.

- Các trường, cơ sở giáo dục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, vùng miền núi sẽ được Nhà nước hỗ trợ ngân sách xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học (thông qua các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia...).

- Các trường, cơ sở giáo dục vùng thuận lợi, thị trấn, thị xã, thành phố sẽ huy động các nguồn lực địa phương, sự đóng góp của phụ huynh học sinh, các nhà đầu tư và của xã hội theo tinh thần xã hội hoá giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học.

- Thực hiện có hiệu quả Chương trình KCH trường học, lớp; lồng ghép với các chương trình khác để xoá phòng học tạm, xây dựng các phòng học theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá.

5. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

5.1. Quy hoạch hợp lý mạng lưới trường lớp ở các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, trong đó tăng các điểm trường về tận thôn, bản một sách hợp lý nhằm rút ngắn khoảng cách đến trường của trẻ. Ở những địa bàn khó khăn, mật độ dân cư thưa thớt Nhà nước hỗ trợ ngân sách xây dựng trường, lớp bán trú dân nuôi, xây dựng trường dân tộc nội trú, mở các lớp nhô trung học cơ sở và trung học phổ thông nhằm nâng cao tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi được đến trường. Thành lập các trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục ở địa bàn có nhu cầu để đào nghề tại chỗ cho người lao động, thực hiện phổ cập giáo dục trung học và mục tiêu phân luồng học sinh THCS và THPT (tuyển đầu vào gồm học sinh tốt nghiệp THCS).

5.2. Đầu tư cơ sở vật chất -kỹ thuật trường học cho các đơn vị giáo dục vùng khó khăn, đảm bảo đủ phòng học, phòng chức năng, phòng bộ môn, sân chơi bãi tập nhà ở giáo viên và các thiết bị dạy học, thiết bị sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho đội ngũ cán bộ giáo viên, đồng thời tạo điều kiện để trường trở thành trung tâm văn hoá ở thôn, bản, khu dân cư và nơi hấp dẫn thu hút trẻ đến trường.

5.3. Có chính sách đãi ngộ xứng đáng nhằm thu hút cán bộ giáo viên các địa phương khác tình nguyện đến công tác vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (như phụ cấp thu hút, cấp đất làm nhà, cấp phương tiện đi lại, được học tập, bồi dưỡng, được nghỉ ngơi, chữa bệnh...).

5.4. Thực hiện phương châm Nhà nước hỗ trợ một phần, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương có trách nhiệm đóng góp thêm kinh phí, nhằm góp phần huy động học sinh vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn đến học các lớp bán trú dân nuôi,

5.5. Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường dân tộc nội trú. Có kế hoạch lâu dài, cụ thể về việc đào tạo học sinh các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học trong tỉnh và trên toàn quốc theo hình thức cử tuyển nhằm tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho các địa phương; tăng tỷ lệ học sinh bán trú dân nuôi ở các vùng dân tộc, vùng khó khăn và có chính sách hỗ trợ đào tạo.

6. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục.

6.1. Tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách xã hội hoá giáo dục để các cấp Chính quyền, nhân dân nhận thức đúng, đầy đủ; thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hoá giáo dục theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính phủ, Để án số 38/ĐA-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh và Nghị quyết số 52/2006/NQ- HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về xã hội hóa giáo dục; xây dựng mạng lưới thu thập, trang webs xã hội hoá giáo dục... để cung cấp thông tin về giáo dục - đào tạo cho mọi tổ chức và cá nhân quan tâm.

6.2. Đơn giản các thủ tục hành chính trong việc thành lập các cơ sở ngoài công lập trên cơ sở quy định chặt chẽ, hướng dẫn chi tiết điều kiện thành lập, điều kiện hành nghề và chế độ hậu kiểm.

6.3. Có chính sách ưu đãi, cơ chế phù hợp trong việc dành quỹ đất, cơ sở vật chất; ưu tiên khuyến khích tư nhân, các tổ chức tập thể, đơn vị đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục ngoài công lập; đảm bảo đủ diện tích cho trường theo đúng quy định số 682/BXD-CSXD ngày 04/12/1996 của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Thực hiện việc miễn tiền sử dụng đất, thuê đất đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận; công khai, đơn giản hoá các thủ tục giao đất, cho thuê đất (theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng7 năm 1999 của Chính phủ và Quyết định số 44/2004/QĐ-UB ngày 30 tháng 8 năm 2004 của UBND tỉnh về việc Quy định khuyến khích và ưu đãi đầu tư áp dụng trong nước và tại tỉnh).

6.4. Thực hiện chính sách bình đẳng giữa khu vực công lập và ngoài công lập về thi đua khen thưởng, về công nhận các danh hiệu nhà nước, về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tiếp nhận, thuyên chuyển cán bộ viên chức từ khu vực công lập sang ngoài công lập và ngược lại. Từng bước xoá bỏ khái niệm ''biên chế' trong các cơ sở công lập, chuyển dần sang chế độ ''hợp đồng'' lao động.

6.5. Đa dạng hoá các loại hình trường lớp, các phương thức học tập và chương trình, nhằm tạo thuận lợi cho mọi cá nhân tiếp nhận giáo dục - đào tạo ở mọi địa điểm và thời gian thích hợp.

6.6. Có chính sách ưu đãi về thuế và chính sách hỗ trợ về vay vốn với lãi suất ưu đãi để khuyến khích các tổ chức tập thể, cá nhân đầu tư mở trường ngoài công lập; các cơ sở công lập hợp tác, liên kết với địa phương, doanh nghiệp, cá nhân trong việc xây dựng cơ sở vật chất; các cơ sở ngoài công lập huy động vốn để đầu tư phát triển cơ sở vật chất và hoàn trả theo thoả thuận.

6.7. Khuyến khích các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo có chất lượng trong nước và thế giới.

7. Năng cao hiệu lực chỉ đạo điều hành thực hiện Đề án

7.1. Thực hiện tết các nghị định, thông tư phân cấp quản lý giáo dục của Chính phủ về tăng cường vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phát triển giáo dục, tạo sự chủ động cho các cơ quan quản lý giáo dục trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, lựa chọn giải pháp phát triển giáo dục.

7.2. Xây dựng cơ chế phù hợp, thống nhất trong tổ chức thực hiện và điều hành giữa công tác quy hoạch và kế hoạch, trong đó công tác kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch luôn bám sát các mục tiêu quy hoạch.

7.3. Xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ để thực hiện các mục tiêu chiến lược trong quy hoạch và các mục tiêu cụ thể của kế ho7.4 Đảm bảo sự điều hành thống nhất, hiệu quả vai trò quản lý của các cấp chính quyền, nhất là chính quyền cấp xã trong tổ chức thực hiện quy hoạch và kế hoạch.

(Theo Quyết định số: 50/2006/QĐ-UBND ngày 17/11/2006 của UBND tỉnh)

Các tin khác

Thông báo mới

VB mới

Chủ tịch HCM và đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thông tin tuyên truyền (PBPL ... DVC)

Footer Quảng Bình

Lượt truy cập