Chi tiết bài viết

Một số nhiệm vụ và giải pháp qua việc sơ kết 05 năm thực hiện Kế hoạch số 28-KH/TU, ngày 21/02/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

16:9, Thứ Tư, 7-9-2022

Với mục tiêu nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và quần chúng nhân dân trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí (viết tắt là PCTN, LP). Ngày 21/02/2017, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Kế hoạch số 28-KH/TU về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; với kế hoạch này Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chủ động, tích cực, khẩn trương, với quyết tâm cao nhất để lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông; các cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân. Vì vậy, công tác PCTN, LP đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động. Cán bộ, công chức cơ bản có ý thức rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, ổn định và phát triển kinh tế, xã hội, củng cố lòng tin của cán bộ, đảng viên và người dân đối với công cuộc PCTN, LP trên địa bàn tỉnh. Kết quả đạt được là nhờ cấp ủy, chính quyền các cấp đã có nhiều cố gắng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật về PCTN, LP trong đó có các nội dung, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC và Kế hoạch số 28-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTN, LP được duy trì thực hiện có hiệu quả đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Các cấp, các ngành đã tăng cường siết chặt kỷ luật, kỷ cương; rà soát, sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn, thực hiện công khai, minh bạch trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của mình. Qua hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng, công tác thanh tra của cơ quan Nhà nước và hoạt động của các cơ quan tố tụng, các vụ việc tham nhũng đã được phát hiện và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, có tác dụng răn đe và giáo dục, phòng ngừa tham nhũng, lãng phí được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình ủng hộ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, như: Một số nơi, công tác PCTN, LP chưa được quan tâm đúng mức; công tác phát hiện các vụ việc, vụ án tham nhũng còn ít; việc tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong nội bộ vẫn là khâu yếu.

 

 

Ảnh: Đồng chí Nguyễn Lương Bình – UVBTV, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy 

phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc về công tác PCTN, TC

 tại huyện Quảng Ninh.

Để phát huy kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch số 28-KH/TU, ngày 21/02/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí cần rút ra những bài học kinh nghiệm và đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới như sau:

          *Bài học kinh nghiệm

Một, nắm vững và vận dụng phù hợp các quan điểm, chủ trương, giải pháp đề ra trong Kế hoạch số 28 vào tình hình cụ thể của địa phương, cơ quan, đơn vị; xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đạt kết quả trong từng giai đoạn cụ thể; có sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm cho từng giai đoạn và đề ra nhiệm vụ tiếp theo.

Hai, tạo sự đồng thuận và quan tâm của toàn xã hội, nhất là quần chúng nhân dân, các cơ quan báo chí trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật về PCTN, LP.

Ba, trong lãnh đạo, chỉ đạo phải kiên quyết, kiên trì, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; thực hiện tốt việc dự báo để có biện pháp chỉ đạo phù hợp với công tác PCTN, LP.

Bốn là, có chế tài xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu không thực hiện hoặc thực hiện kém hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp về PCTN, LP trong phạm vi thuộc thẩm quyền quản lý.

*Nhiệm vụ, giải pháp

1. Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, tiếp tục thực hiện nghiêm có hiệu quả các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN, LP; Kế hoạch số 28-KH/TU;  Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; Kết luận số 12-KL/TW, ngày 6/4/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW, ngày 01/8/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực về một số nội dung về công tác PCTN, LP tiêu cực. Kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".

2. Thực hiện nghiêm túc công tác rà soát, tự kiểm tra, để sửa đổi, bổ sung các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về việc công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tổ chức và hoạt động; các quy định về thực hiện định mức, tiêu chuẩn; thực hiện quy tắc ứng xử và việc chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn; cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn... Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và tự kiểm tra, giám sát trách nhiệm thủ trưởng thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí; tập trung vào những nơi có vấn đề phức tạp, dư luận quan tâm, các lĩnh vực dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng, phí ở khu vực tư.

4. Nâng cao hiệu quả phối hợp hoạt động của các cơ quan nội chính trong công tác đấu tranh PCTN, LP, như: Thanh tra, Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân thực hiện khách quan, trung thực và đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm.

5. Tích cực xác minh, kịp thời áp dụng các biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, thu hồi triệt để tài sản tham nhũng trong quá trình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án; khuyến khích người phạm tội tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả trong các vụ án tham nhũng, kinh tế. 

 

 

Ban Nội chính Tỉnh ủy

Các tin khác

Thông báo mới

VB mới

Chủ tịch HCM và đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thông tin tuyên truyền (PBPL ... DVC)

Footer Quảng Bình

Lượt truy cập