Chi tiết bài viết

Quảng Bình: Tiềm năng mở rộng

16:51, Thứ Tư, 8-10-2014

QUẢNG BÌNH: TIỀM NĂNG MỞ RỘNG
  
Vị trí địa lý
Nằm ở trung tâm đất nước, thuộc vùng Bắc Trung Bộ, nơi giao thoa của các nền văn hóa cổ xưa và hiện đại, nơi đón nhận các giá trị kinh tế, văn hóa và xã hội quan trọng nhất của đất nước. Quảng Bình có nhiều di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh nổi tiếng như đèo Ngang, đèo Lý Hòa, Cửa biển Nhật Lệ, đặc biệt có Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng cùng nhiều bờ biển đẹp. Có các trục giao thông huyết mạch: Quốc lộ 1A chạy dọc, Đường Hồ Chí Minh 2 nhánh Tây và Đông, Quốc lộ 12A nối Việt Nam - Lào - Thái Lan; có cửa khẩu quốc tế Cha Lo, cảng biển Hòn La, Sân bay Đồng Hới, có đường sắt Bắc - Nam , có hệ thống đường biển, đường sông; giáp ranh với nước bạn Lào và hướng ra biển Đông.
Chính sách đầu tư
UBND tỉnh Quảng Bình cam kết tạo điều kiện cho các nhà đầu tư được hưởng mọi ưu đãi mức tối đa theo quy định hiện hành của Nhà nước CHXHCN Việt Nam. UBND tỉnh Quảng Bình đặc biệt khuyến khích các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp điện, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, lĩnh vực du lịch; sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản; thủ công mỹ nghệ và vận tải biển...
Nguồn lực lao động
Là một địa bàn có nguồn lao động dồi dào, trong đó lực lượng lao động đã qua đào tạo, có trình độ đạt tỉ lệ khá cao, Quảng Bình hứa hẹn khả năng cung ứng lao động phổ thông và lao động chuyên nghiệp cho các dự án đầu tư lớn. Trên địa bàn tỉnh hiện có 1 trường Đại học, 3 Trường Trung học chuyên nghiệp, 2 trường Trung cấp nghề và một số trung tâm dạy nghề cấp huyện, cơ sở khác có tham gia dạy nghề. Hàng năm đào tạo được khoảng 11.000 - 12.000 lao động thuộc nhiều ngành nghề khác nhau...
Cơ sở hạ tầng
Quảng Bình hiện được đánh giá cao bởi chính sách phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp, nông nghiệp... theo mô hình liên kết và tương tác chặt chẽ. Các hệ thống điện, đường giao thông, cấp thoát nước, thông tin liên lạc... được triển khai theo quy hoạch tổng thể đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế xã hội trong thời gian tới...
Tài nguyên khoáng sản
Gồm đá vôi xi măng (hàng tỷ tấn), cát thạch anh (30 triệu m3), cao lanh (36 triệu tấn), sét xi măng, sét gạch ngói.... có thể mở rộng, nâng cao năng lực khai thác đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Trữ lượng lớn nhất là đá vôi xi măng với chất lượng cao, vị trí thuận lợi dễ dàng để khai thác tập trung ở quy mô lớn phục vụ sản xuất các sản phẩm xi măng chất lượng cao và các sản phẩm từ nguyên liệu đá vôi.
Khai thác, phát triển năng lượng
Ngoài mạng lưới điện quốc gia được đầu tư đồng bộ, Quảng Bình đang chuẩn bị đầu tư xây dựng các nhà máy nhiệt điện công suất 400 MW tại Khu Kinh tế Hòn La. Quảng Bình có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo như phong điện. Theo dự kiến, dọc bờ biển Quảng Bình có thể xây dựng hệ thống phong điện với tổng công suất từ 600 - 1000MW.
Tài nguyên đất và biển
Quảng Bình có diện tích tự nhiên trên 8.065km2. Đến năm 2008, đất sử dụng trong nông nghiệp là 71.530ha, chiếm 8,87%; đất phi nông nghiệp là 50.300ha, chiếm 6,23%; đất chưa sử dụng còn 58.700ha, chiếm 7,28% diện tích toàn tỉnh. Đất sử dụng cho lâm nghiệp là 623.400ha, chiếm tỉ trọng lớn nhất 77,29%, đất nuôi trồng thủy sản có 2.645ha chiếm 0,33%. Vùng lãnh hải rộng trên 20 vạn km2. Quảng Bình có trên 525.000ha rừng tự nhiên với nhiều khu rừng nguyên sinh, 63.800 ha rừng trồng với trữ lượng gỗ 32,3 triệu m3, độ che phủ trên 67%. Hiện tại, tỉnh có những sản phẩm quan trọng cho xuất khẩu như: mủ cao su, bột sắn, tiêu, ớt,... Sản lượng thủy sản khai thác hàng năm khoảng 30.000 tấn.

Các tin khác

Thông báo mới

VB mới

Chủ tịch HCM và đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thông tin tuyên truyền (PBPL ... DVC)

Footer Quảng Bình

Lượt truy cập