Chi tiết bài viết

Đến năm 2030, nông dân và cư dân nông thôn có trình độ, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn

14:34, Thứ Ba, 13-12-2022

(Quang Binh Portal) - Ngày 12/12/2022, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số  2370/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Kế hoạch nhằm cụ thể hóa Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, để triển khai thực hiện có hiệu quả, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, doanh nghiệp và Nhân dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống cho người nông dân trên toàn tỉnh.

Theo đó, đến năm 2030, nông dân và cư dân nông thôn có trình độ, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn; nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, quy mô sản xuất hàng hóa nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu; nông thôn phát triển toàn diện, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, môi trường sống an toàn, lành mạnh, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; xây dựng tổ chức Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.

Trong đó, về nông nghiệp, duy trì tốc độ tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng gắn với đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; tốc độ tăng trưởng GDP ngành Nông nghiệp phấn đấu đạt bình quân khoảng 3,5 - 04%/năm; tăng năng suất lao động nông nghiệp bình quân từ 5,5 - 06%/năm; đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; đổi mới tổ chức sản xuất, phát triển các hình thức hợp tác và liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 68%, nâng cao năng suất, chất lượng rừng.

Về nông dân: Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học - kỹ thuật, đào tạo nghề cho nông dân; chuyển dịch một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và du lịch nông thôn; tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 20%; bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 18.000 lao động nông thôn; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói, giảm nghèo, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm; thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2030 phấn đấu tăng gấp 2,5 - 03 lần so với năm 2020. 

Về nông thôn, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn; tốc độ tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ nông thôn phấn đấu đạt bình quân trên 10%/năm; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu khu vực nông thôn đảm bảo đồng bộ, liên thông và thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là các vùng còn nhiều khó khăn; số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 90%, trong đó phấn đấu 550% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 03 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, bao gồm 01 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy chuẩn đạt 65%; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định đạt 90%.

Tầm nhìn đến năm 2045, nông dân và người dân nông thôn văn minh, phát triển toàn diện, có thu nhập cao; nông nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao gắn với môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu và thị trường tiêu thụ, công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản hiện đại, có nhiều loại nông sản được xuất khẩu ra thị trường thế giới; nông thôn hiện đại, có điều kiện sống tiệm cận với đô thị, môi trường sống xanh, sạch, đẹp, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc.

Kế hoạch đưa ra các giải pháp bao gồm nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn; phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến; phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn; xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hóa; tạo đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực và đẩy mạnh chuyển giao khoa học - công nghệ; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp ở nông thôn…

PV Hồng Mến
 

Các tin khác

Thông báo mới

VB mới

Chủ tịch HCM và đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thông tin tuyên truyền (PBPL ... DVC)

Footer Quảng Bình

Lượt truy cập