Chi tiết bài viết

Các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã góp phần quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc miền núi rẻo cao

14:29, Thứ Sáu, 27-9-2019

(Quang Binh Portal) - Thời gian qua, các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất đối với đồng bào dân tộc và miền núi đã góp phần rất quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn cho các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi rẻo cao nên đã nhận được sự đồng thuận cao của bà con Nhân dân.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ cùng với nỗ lực của nhiều cấp, ngành, công tác xóa đói giảm nghèo toàn xã hội nói chung và ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - miền núi của tỉnh nói riêng đã thu được những kết quả tích cực. Nhờ tổ chức thực hiện tốt, có hiệu quả các chương trình như: Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo; bố trí ổn định dân cư; nước sạch nông thôn và một số chương trình khác đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo tiền đề quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số - miền núi tỉnh. Đặc biệt tại các xã vùng biên giới nơi hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số đã có bước chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo và xây dựng bộ mặt nông thôn, bản làng ngày càng khởi sắc.

Trong đó Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững đã góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, nhất là ở các địa bàn đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo thuộc huyện nghèo, xã biên giới, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Trong 06 năm qua (2014 - 2019), tổng ngân sách Trung ương và địa phương đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất cho Chương trình 30a, Chương trình 135 hơn 124 tỷ đồng với hàng nghìn lượt hộ dân tham gia, nội dung chủ yếu tập trung hỗ trợ các loại giống cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện, đặc điểm, lợi thế của từng địa phương, chuyển đổi cây trồng theo định hướng của đề án tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh.

Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào sôi nổi và rộng khắp trong toàn tỉnh. Bộ mặt nông thôn ở nhiều địa phương, nhất là các vùng đồng bào dân tộc, khó khăn thay đổi nhanh chóng, rõ rệt, khang trang, văn minh hơn; cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư mạnh; hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố; an ninh trật tự được giữ vững; dân chủ cơ sở, điều kiện về y tế, giáo dục, văn hóa được nâng cao; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, thu nhập của cư dân nông thôn tăng gấp 3,0 lần so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh…

Có thể nói, các chương trình, dự án đã thực sự tạo được chuyển biến cơ bản trong tư duy, nhận thức của đại đa số người dân và cán bộ về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, chương trình MTQG Giảm nghèo. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, xã hội từ tỉnh đến cơ sở đã vào cuộc khá quyết liệt. Những dự án đã và đang đầu tư tại huyện nghèo, các xã khó khăn vùng bãi ngang ven biển, xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi đã phát huy hiệu quả, cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch khá, đồng bào cơ bản đã xóa bỏ được phong tục canh tác lạc hậu, không còn tình trạng du canh du cư và đốt rừng làm nương rẫy. Tập quán chăn nuôi theo kiểu chăn thả trong rừng trước đây được dần thay thế theo chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại. Các địa phương cũng đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các loại giống cây trồng chất lượng, có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt phù hợp với đất đai, thổ nhưỡng... nhờ đó đã có tác động tích cực đến đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tình hình an ninh chính trị, quốc phòng khu vực biên giới, biển đảo được giữ vững.

Bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn những tồn tại, vướng mắc đó, trong đó tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc hàng năm có giảm nhưng chưa bền vững; tỷ lệ hộ nghèo ở các xã biên giới còn cao chiếm 58,4%; ý thức của một bộ phận không nhỏ Nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số chưa chịu khó, còn trông chờ ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước.

Để thực hiện thành công các chính sách dân tộc gắn với Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, thời gian tới, các cấp ngành, địa phương trong tỉnh sẽ tiếp tục nghiên cứu, kịp thời có những chính sách hỗ trợ đặc thù cho các vùng miền, đặc biệt là xã vùng đồng bào dân tộc, thiểu số; đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế, chính sách của Nhà nước liên quan đến xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo theo tinh thần người dân phải là chủ, phát huy nội lực là chính; huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới với phương châm “Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước là cần thiết”; đồng thời lựa chọn các mô hình sản xuất phải đảm bảo phù hợp điều kiện, lợi thế của từng vùng, tập quán từng địa phương để giúp khai thác được tiềm năng tự nhiên và lao động của địa phương đó; chú trọng đầu tư mô hình sản xuất hàng hoá gắn với chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nhằm đảm bảo tính ổn định, bền vững…

Hồng Lựu

Các tin khác

Thông báo mới

VB mới

Chủ tịch HCM và đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thông tin tuyên truyền (PBPL ... DVC)

Footer Quảng Bình

Lượt truy cập