Chi tiết bài viết

Tiêu chuẩn về đạo đức lối sống để thực hiện cuộc vận động

14:46, Thứ Sáu, 6-2-2009

(Ban hành kèm theo Quyết định số 62B/QĐ-VPUBND ngày 10/05/2007 của Chánh VP UBND tỉnh) Quảng Bình
Nguyên tắc chung: Mỗi cán bộ, công chức phải luôn luôn rèn luyện và phấn đấu theo các tiêu chuẩn về đạo đức lối sống nhằm thực hiện tốt cuộc vận động ’’Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’’.

Nội dung cụ thể các tiêu chuẩn về đạo đức lối sống bao gồm:

I. NGHĨA VỤ PHẢI THỰC HIỆN

1. Nghĩa vụ chung:

- Trung thành với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ sự an toàn, danh dự và lợi ích quốc gia;

- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ, công vụ theo đúng quy định của pháp luật;

- Tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân;

- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cư trú, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân;

- Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; không quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng;

- Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác; thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức; giữ gìn và bảo vệ của công, bảo vệ công tác, bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ; chủ động, sáng tạo, phối hợp trong công tác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao;

- Chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Tự giác cùng tập thể cơ quan thực hiện tốt quy chế dân chủ, quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan và xây dựng cơ quan theo nội dung tiêu chuẩn đơn vị văn hoá.

- Gương mẫu trong nói và làm nhằm thực hiện tốt cuộc vận động ’’Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’’; nói đi đôi với làm trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm theo quy định của pháp luật. Tham gia tích cực công tác phòng, chống đấu tranh với các tệ nạn xã hội.

2. Nghĩa vụ cụ thể:

- Cán bộ, công chức chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình; cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo còn phải chịu trách nhiệm về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức thuộc quyền theo quy định của pháp luật.

- Cán bộ, công chức phải chấp hành quyết định của cấp trên; khi có căn cứ để cho là quyết định đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định; trong trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.

II. CÁC QUYỂN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG

- Được nghỉ hàng năm, nghỉ các ngày lễ và nghỉ việc riêng theo quy định của Bộ Luật Lao động; Trong trường hợp có lý do chính đáng được nghỉ không hưởng lương sau khi được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ, công chức;

- Được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí theo quy định của Bộ Luật Lao động và các chế độ, quyền lợi khác do pháp luật quy định; Được hưởng chế độ hưu trí, thôi việc theo quy định của Pháp lệnh cán bộ công chức; Cán bộ, công chức là nữ còn được hưởng các quyền lợi theo quy định của Bộ Luật Lao động;

- Cán bộ, công chức được hưởng tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, công vụ được giao và được hưởng các chính sách khác theo quy định của pháp luật và được bảo đảm các điều kiện làm việc.

Cán bộ, công chức làm việc trong các ngành, nghề độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy đmh của Chính phủ.

- Cán bộ, công chức có quyền tham gia hoạt động chính trị, xã hội theo quy định của pháp luật; được tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý Nhà nước..., được quyền nghiên cứu khoa học, sáng tác; được khen thưởng khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, công vụ được giao.

- Cán bộ, công chức có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về việc làm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình cho là trái pháp luật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Cán bộ, công chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được pháp luật và nhân dân bảo vệ. Cán bộ, công chức hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được xem xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật.

III. NHỮNG VIỆC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC KHÔNG ĐƯỢC LÀM

1. Cán bộ, công chức không được chây lười trong công tác, trốn tránh trách nhiệm hoặc thoái thác nhiệm vụ, công vụ; không được gây bè phái, mất đoàn kết, cục bộ hoặc tự ý bỏ việc.

2. Cán bộ, công chức không được cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết công việc

3. Cán bộ, công chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư theo quy định của pháp luật.

Cán bộ, công chức không được làm tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ và các tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật Nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và các công việc khác mà việc tư vấn đó có khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia. Cán bộ, công chức cần nghiêm túc chấp hành các yêu cầu này theo các quy định cụ thể của Chính phủ.

4. Cán bộ, công chức làm việc ở những ngành, nghề có liên quan đến bí mật Nhà nước, thì trong thời hạn ít nhất là năm năm kể từ khi có quyết định hưu trí, thôi việc, không được làm việc cho các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh với nước ngoài trong phạm vi các công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm theo quy định cụ thể của Chính phủ.

5. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý Nhà nước.

6. Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ lãnh đạo về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ; làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức hoặc mua bán vật tư, hàng hoá, giao dịch, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức đó.

7. Cán bộ, công chức không được vi phạm các quy định của pháp luật về thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật phòng, chống tham nhũng; không vi phạm các tệ nạn xã hội.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

l.  Mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan đều có trách nhiệm rèn luyện và phấn đấu theo các tiêu chuẩn về đạo đức theo quyết định này.

2. Căn cứ chương tự hành động của Đảng uỷ để có kế hoạch triển khai các bước và hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức thực hiện và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện, sơ tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm theo quy định.

(Theo quyết định số 62B/QĐ-VPUBND ngày 10/5/2007 Văn phòng UBND tỉnh)

Các tin khác

Thông báo mới

VB mới

Chủ tịch HCM và đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thông tin tuyên truyền (PBPL ... DVC)

Footer Quảng Bình

Lượt truy cập