Chi tiết bài viết

Kết luận của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thắng tại buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương liên quan về công tác bồi thường, GPMB Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Bình

8:34, Thứ Sáu, 11-11-2022

(Quang Binh Portal) - Ngày 09 tháng 11 năm 2022, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương liên quan về công tác bồi thường, GPMB Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Bình (gọi tắt Dự án), do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thắng chủ trì. Tham dự buổi làm việc có Giám đốc các sở: Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải; đại diện Lãnh đạo Sở Tài chính, Sở Công Thương, Văn phòng UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã: Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn; đại diện Lãnh đạo Ban Quản lý Dự án 6, Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh, Điện lực Quảng Bình, Truyền tải Điện Quảng Bình, Viễn thông Quảng Bình và Viettel Quảng Bình.

Sau khi nghe các đồng chí Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố báo cáo kết quả thực hiện và các khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện công tác bồi thường, GPMB Dự án; ý kiến tham gia của các đại biểu dự họp, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thắng kết luận:

Đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng, kết quả đạt được trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của Dự án của các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương và các Ban Quản lý dự án thời gian qua. Để kịp thời bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp khởi công trước ngày 20 tháng 11 năm 2022, yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương tiếp tục khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung sau: 

1. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân phối hợp thực hiện tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng Dự án, đặc biệt là tuyên truyền, vận động nhân dân nhận tiền hỗ trợ theo giá đất tại Quyết định số 40/2019/QĐ-UBND ngày 20/12/2019 của UBND tỉnh.

- Khẩn trương lập, phê duyệt hoàn thành phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tiến hành chi trả tiền cho người dân bị ảnh hưởng trước ngày 15/11/2022; bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư trước ngày 20/11/2022.

- Rà soát kế hoạch giải ngân kinh phí giải phóng mặt bằng đã đăng ký để triển khai thực hiện đúng đảm bảo hoàn thành công tác giải ngân trước ngày 31/12/2022. Nếu có điều chỉnh tăng hoặc giảm kinh phí, kịp thời thông báo cho các Ban Quản lý dự án cập nhật, sớm báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.

- Khẩn trương hoàn thành việc lập điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021 - 2030 đúng tiến độ; lập quy hoạch chi tiết xây dựng, lập dự án các khu tái định cư, khu nghĩa địa để triển khai xây dựng bố trí tái định cư, di dời mồ mã cho người dân đảm bảo tiến độ giải phóng mặt bằng của dự án, nhất là các khu nghĩa địa.

- Với trách nhiệm là chủ đầu tư di dời các công trình điện, viễn thông, khẩn trương phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, Ban Quản lý các dự án phê duyệt phương án di dời, GPMB đảm bảo tiến độ.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở (đơn vị tư vấn lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất các huyện, thị xã, thành phố) tập trung nhân lực, khẩn trương hoàn thành lập điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021 - 2030 của các huyện, thị xã, thành phố.

- Tham mưu UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; tham mưu UBND tỉnh giao trực tiếp các mỏ vật liệu xây dựng thông thường cho các nhà thầu thi công theo đúng quy định của pháp luật và các quy định khác có liên quan, tuyệt đối không để xảy ra việc giao không đúng đối tượng, mua đi bán lại các mỏ vật liệu.

- Hướng dẫn các địa phương các vướng mắc về chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định.

3. Sở Công Thương chủ động hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương trong việc di dời các công trình điện. Tham mưu UBND tỉnh kiến nghị Bộ Công Thương chỉ đạo, hỗ trợ, giải quyết đối với các công trình điện khi các địa phương đề nghị.

4. Truyền tải điện Quảng Bình, Công ty Điện lực Quảng Bình, Viễn thông Quảng Bình, Viettel Quảng Bình có trách nhiệm chủ động và phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng phương án, thủ tục pháp lý đúng quy định pháp luật và các quy định khác có liên quan để khẩn trương di dời các công trình đường điện 500kV, 220kV, 110kV, các tuyến cáp quang…đảm bảo tuyệt đối an toàn, bàn giao kịp thời mặt bằng cho các chủ đầu tư, đơn vị thi công.

5. Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường theo chức năng nhiệm vụ được giao theo dõi nắm tình hình, chủ động tham mưu UBND tỉnh đảm bảo đúng tiến độ về giải phóng mặt bằng Dự án; phối hợp với các Ban Quản lý Dự án (Bộ GTVT) khẩn trương xem xét, giải quyết các nội dung kiến nghị của các địa phương; trường hợp vượt thẩm quyền tham mưu, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết hoặc báo cáo đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, các Bộ, ngành trung ương chỉ đạo giải quyết.

6. Ban Quản lý Dự án 6, Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh:

- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ngành liên quan giải quyết các nội dung kiến nghị của các địa phương theo thẩm quyền.  

- Nhanh chóng có ý kiến chấp thuận các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do các địa phương gửi xin ý kiến theo chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải tại Công văn số 10493/BGTVT-CQLXD ngày 10/10/2022.

- Báo cáo Bộ Giao thông vận tải giải quyết các nội dung kiến nghị của tỉnh; làm việc với Bộ Công Thương, các Tập đoàn để phối hợp chỉ đạo di dời các công trình điện, viễn thông.

- Làm việc cụ thể với các huyện, thành phố, thị xã để thống nhất về giải ngân nguồn vốn nhanh nhất, đảm bảo đúng quy định pháp luật và các quy định khác có liên quan. 

Nguồn: Thông báo Kết luận số 4618/TB-VPUBND ngày 10/11/2022

Các tin khác

Thông báo mới

VB mới

Chủ tịch HCM và đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thông tin tuyên truyền (PBPL ... DVC)

Footer Quảng Bình

Lượt truy cập