Chi tiết bài viết

Hỏi đáp về Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế

9:29, Thứ Hai, 25-5-2009

Câu hỏi 1: Doanh nghiệp nào được NHPT cho vay hỗ trợ gặp khó khăn do suy giảm kinh tế có cắt giảm lao động trong năm 2009?

Trả lời:
NHPT Việt Nam cho vay các Doanh nghiệp đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo Luật Doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế chưa có khả năng thanh toán tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) và tiền trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc cho người lao động bị mất việc làm trong năm 2009 có số lao động phải giảm từ 30% trở lên hoặc từ 100 lao động trở lên (không kể lao động thời vụ có thời hạn dưới 3 tháng).

Số lao động phải giảm của Doanh nghiệp là số lao động trong danh sách trả lương của Doanh nghiệp phải giảm trong năm 2009, bao gồm: số lao động có quốc tịch Việt Nam làm việc tại các Doanh nghiệp theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên. Thời điểm xác định số lao động phải giảm là thời điểm lập phương án sắp xếp lao động. Doanh nghiệp đã sử dụng hết các nguồn vốn của Doanh nghiệp nhưng vẫn chưa đủ thanh toán tiền lương, đóng BHXH và trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc cho người lao động mất việc làm, bao gồm: Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm, các khoản tiền lương phải trả cho người lao động kể cả quỹ dự phòng tiền lương, các nguồn đã trích để đóng BHXH nhưng chưa đóng cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Câu hỏi 2: Điều kiện để DN được vay vốn hỗ trợ gặp khăn do suy giảm kinh tế có cắt giảm lao động trong năm 2009?

Trả lời:
Để được vay vốn hỗ trợ gặp khó khăn do suy giảm kinh tế có cắt giảm lao động trong năm 2009, DN phải có đầy đủ những điều kiện sau:

- DN phải có đủ năng lực, pháp luật, đang hoạt động sản xuất kinh doanh;

- DN có Phương án sắp xếp lao động được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi DN đóng trụ sở chính xác nhận;

- DN có Báo cáo các nguồn của DN để thanh toán tiền lương, đóng BHXH và trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc cho người lao động bị mất việc làm bao gồm: Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm, các khoản tiền lương phải trả cho người lao động kể cả Quỹ dự phòng tiền lương, các nguồn đã trích để đóng BHXH nhưng chưa đóng cho cơ quan Bảo hiểm xã hội được Sở Tài chính địa phương nơi DN đóng trụ sở chính xác nhận.

Câu hỏi 3: Để được cho vay hỗ trợ gặp khó khăn do suy giảm kinh tế có cắt giảm lao động trong năm 2009 thì DN phải thế chấp tài sản như thế nào?

Trả lời:
Những DN thuộc đối tượng vay vốn và có đủ các điều kiện vay vốn hỗ trợ gặp khó khăn do suy giảm kinh tế có cắt giảm lao động trong năm 2009, khi có nhu cầu vay vốn tại NHPT để trả các khoản nợ tiền lương, đóng BHXH và trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc phải trả người lao động mất việc làm trong năm 2009 sẽ được miễn tài sản bảo đảm cho khoản vay này.

Câu hỏi 4: Mức vốn vay, lãi suất vay, đồng tiền cho vay và trả nợ, thời hạn vay vốn hỗ trợ gặp khó khăn do suy giảm kinh tế cắt giảm lao động trong năm 2009?

Trả lời:
Mức vốn vay: tối đa bằng tổng số nợ tiền lương, đóng BHXH và trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc phải trả cho người lao động bị mất việc làm trong năm 2009 trừ các Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm, các khoản tiền lương phải trả cho người lao động kể cả Quỹ dự phòng tiền lương, các nguồn đã trích để óng BHXH nhưng chưa đóng cho cơ quan Bảo hiểm xã hội của DN.

- Lãi suất cho vay: 0% (không phần trăm); Lãi suất quá hạn: 150% lãi suất Tín dụng đầu tư của Nhà nước tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

- Đồng tiền cho vay và trả nợ: Đồng Việt Nam.

- Thời hạn vay vốn: Tối đa không quá 12 tháng, được xác định theo phương án trả nợ của DN cho mỗi khoản rút vốn và tính từ ngày ký khế ước nhận nợ.

Câu hỏi 5: Hồ sơ cho Doanh nghiệp vay vốn hỗ trợ gặp khó khăn do suy giảm kinh tế có cắt giảm lao động trong năm 2009 gồm những gì?

Trả lời:

1. Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của NHPT).

2. Hồ sơ pháp lý:

- Nghị quyết bầu Chủ tịch Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị; Quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng (bản sao có dấu của DN);

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có dấu của DN).

3. Hồ sơ tài chính:

- Báo cáo tài chính năm 2008 được lập theo quy định của pháp luật (bản sao có dấu của DN);

- Báo cáo tài chính Quý gần nhất đến thời điểm lập hồ sơ vay vốn (bản sao có dấu của DN);

- Xác nhận của Sở Tài chính về các nguồn của DN để thanh toán tiền lương, đóng BHXH và tiền trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc cho người lao động bị mất việc làm: Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm, các khoản tiền lương phải trả cho người lao động kể cả Quỹ dự phòng tiền lương, các nguồn đã trích đế đóng BHXH nhưng chưa đóng cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.

4. Hồ sơ Lao động - Bảo hiểm xã hội:

- Phương án sắp xếp lao động năm 2009 được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi DN đóng trụ sở chính xác nhận;

- Danh sách tiền lương, BHXH, trợ cấp mất việc làm hoặc thôi việc của người lao động bị mất việc làm trong năm 2009 (theo mẫu của NHPT).

Các tin khác

Thông báo mới

VB mới

Chủ tịch HCM và đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thông tin tuyên truyền (PBPL ... DVC)

Footer Quảng Bình

Lượt truy cập