Chi tiết bài viết

Nuôi bò vỗ béo: Mô hình kinh tế thoát nghèo hiệu quả

10:18, Thứ Hai, 21-4-2014

Thôn Tây Thiện, xã Dương Thủy (Lệ Thủy) có 180 hộ, trên 300 nhân khẩu. Đời sống của bà con chủ yếu dựa vào nương rẫy, đồng áng điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp. Những năm gần đây, nhờ được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển hướng sang thực hiện chăn nuôi bò vỗ béo. Bởi bò là vật nuôi ít bị rủi ro, dễ nuôi, dễ chăm sóc, chi phí thức ăn thấp chủ yếu lấy công làm lãi đem lại thu nhập cao góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Theo ông Lê Viết Dựng, Phó chủ tịch UBND xã Dương Thủy cho biết: “Nghề chăn nuôi bò vỗ béo đã được bà con trong thôn thực hiện khoảng 3 đến 4 năm nay. Mới đầu chỉ có vài hộ nuôi, thấy hiệu quả kinh tế nên hình thức chăn nuôi này ngày càng được nhân rộng. Tuy nhiên, do kinh tế của bà con còn hạn hẹp, chưa có điều kiện đầu tư phát triển, số lượng còn rất ít, mỗi hộ chỉ nuôi được 2 đến 3 con, gia đình nhiều nhất là 5 con”.

Gia đình anh Phạm Văn Liên (xóm Tây B, thôn Tây Thiện) là hộ nuôi bò vỗ béo điển hình ở thôn Tây Thiện. Trao đổi với chúng tôi, anh Liên cho biết: “Trước đây gia đình tôi nuôi bò theo hình thức chăn thả, nên 2-3 năm mới có thể xuất bán được một lứa, hiệu quả kinh tế thấp. Sau đó, tôi chuyển sang nuôi bò vỗ béo, thấy hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn. Mỗi lứa tôi nuôi từ 3 đến 5 con, chỉ sau 2 đến 3 tháng nuôi vỗ béo, có lãi khoảng 2- 3 triệu/con”.

Anh Liên đang chăm sóc đàn bò.


Cũng theo anh Liên việc chăn nuôi bò vỗ béo không chỉ cần có vốn, mà cần phải có nhân lực lao động, bởi nuôi theo hình thức vỗ béo thì phải trồng cỏ hoặc phải đi cắt cỏ về cho bò ăn chứ không thể thả rông trong rừng được. Theo kinh nghiệm của anh Liên, để nuôi bò đạt kết quả thì việc chọn giống và cách chăm sóc là yếu tố quyết định. Anh Liên cho biết thêm: “Trước hết cần chọn tốt nhất là bò lai, có bộ xương to, vai rộng, ức sâu, phàm ăn, có 2-3 đôi răng phát triển đều; ngoài ra khi mua bò về phải tiêm văcxin phòng bệnh lở mồm long móng, xổ giun, sán cho bò”.

Theo ông Lê Viết Dựng, Phó chủ tịch UBND xã Dương Thủy cho biết: “Nghề chăn nuôi bò vỗ béo đã được bà con trong thôn thực hiện khoảng 3 đến 4 năm nay. Mới đầu chỉ có vài hộ nuôi, thấy hiệu quả kinh tế nên hình thức chăn nuôi này ngày càng được nhân rộng. Tuy nhiên, do kinh tế của bà con còn hạn hẹp, chưa có điều kiện đầu tư phát triển, số lượng còn rất ít, mỗi hộ chỉ nuôi được 2 đến 3 con, gia đình nhiều nhất là 5 con”.

Gia đình anh Phạm Văn Liên (xóm Tây B, thôn Tây Thiện) là hộ nuôi bò vỗ béo điển hình ở thôn Tây Thiện. Trao đổi với chúng tôi, anh Liên cho biết: “Trước đây gia đình tôi nuôi bò theo hình thức chăn thả, nên 2-3 năm mới có thể xuất bán được một lứa, hiệu quả kinh tế thấp. Sau đó, tôi chuyển sang nuôi bò vỗ béo, thấy hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn. Mỗi lứa tôi nuôi từ 3 đến 5 con, chỉ sau 2 đến 3 tháng nuôi vỗ béo, có lãi khoảng 2- 3 triệu/con”.

Cũng theo anh Liên việc chăn nuôi bò vỗ béo không chỉ cần có vốn, mà cần phải có nhân lực lao động, bởi nuôi theo hình thức vỗ béo thì phải trồng cỏ hoặc phải đi cắt cỏ về cho bò ăn chứ không thể thả rông trong rừng được. Theo kinh nghiệm của anh Liên, để nuôi bò đạt kết quả thì việc chọn giống và cách chăm sóc là yếu tố quyết định. Anh Liên cho biết thêm: “Trước hết cần chọn tốt nhất là bò lai, có bộ xương to, vai rộng, ức sâu, phàm ăn, có 2-3 đôi răng phát triển đều; ngoài ra khi mua bò về phải tiêm văcxin phòng bệnh lở mồm long móng, xổ giun, sán cho bò”.

Theo Báo Quảng Bình

Các tin khác

Thông báo mới

VB mới

Chủ tịch HCM và đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thông tin tuyên truyền (PBPL ... DVC)

Footer Quảng Bình

Lượt truy cập