Chi tiết bài viết

Làm giàu trên đất núi

11:19, Thứ Ba, 2-2-2010

Nghe danh ’’vua bò’’ Hoàng Ngọc Xuân, sinh năm 1954, hiện trú tại thôn 4 Thanh Lạng, xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa đã lâu nhưng mãi đến những ngày cuối năm 2009, chúng tôi mới có dịp đến tận mục sở thị cơ ngơi này. Thật! ngỡ ngàng và thán phục bởi từ đôi bàn tay trắng, nhờ cần cù lao động, làm ăn có khoa học mà anh Xuân đã trở thành một trong những triệu phú có tiếng ở vùng quê nghèo huyện miền núi rẻo cao Tuyên Hóa. Vợ chồng anh Xuân còn được nhiều người biết đến bởi anh chị là gia đình đầu tiên đã có công khai khẩn vùng đất Đồn Điền.

Sự giàu có của anh Xuân được nhiều người biết đến bởi hiện gia đình anh đang sở hữu khoảng 50 con trâu, bò, nhiều nhất toàn huyện. Bên cạnh đó, gia đình còn trồng được hàng trăm gốc cây ăn quả; 1 ha rừng keo lai, bạch đàn chừng 5 năm tuổi; 2.000 m2 ruộng lúa nước; 4.500 m2 đất trồng màu; 1.500m2 ao cá. Ngoài ra, bình quân mỗi năm gia đình anh nuôi được gần 20 con lợn, hàng trăm con gà thả vườn... Cũng chính nhờ cần mẫn lao động, hai vợ chồng này đã dựng được một ngôi nhà kiên cố, khang trang, nuôi các con ăn học tử tế.

Hôm gặp chúng tôi, anh Xuân cho biết: Anh sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con. Năm 18 tuổi, anh xin đi làm công nhân cơ khí công nông nghiệp ở tận thị trấn Đồng Lê. Mãi đến gần 30 tuổi, anh cưới vợ là người ở cùng quê. Đi làm công nhân hơn chục năm, mà đến khi cưới vợ anh cũng không có một đồng xu dính túi. Thời đó, đồng lương công nhân quá ’’bèo bọt’’, phận anh đã nghèo, lấy vợ cũng nghèo. Nhưng sinh con ra mà để chúng chịu chung phận nghèo như hai vợ chồng thì thấy có tội lắm. Nghĩ vậy nên khi sinh ra đứa con đầu lòng được một thời gian ngắn, sau nhiều đêm bàn bạc, hai vợ chồng quyết định dắt díu nhau tiến lên vùng đi Đồn Điền khai hoang lập nghiệp với hy vọng may ra cuộc sống sẽ khấm khá hơn...

Vợ anh Xuân là chị Đinh Thị Hạnh, sinh năm 1963 nhớ lại: Buổi đầu hai vợ chồng bồng con dắt díu nhau lên vùng đất Đồn Điền này, xung quanh chỉ thấy toàn đồi núi, cây cối rậm rạp thâm u nhiều thú dữ, đá hộc, đá tảng chất dày từng lớp... đến phát sợ. Cả vùng này hồi đó hầu như chưa có ai đến ở, khai hoang. Thấy tui tỏ ra sợ sệt, ông xã an ủi: ’’Vợ chồng miềng sinh ra là con nhà nông, không cày học. Đồng lương công nhân ba cọc ba đồng của anh thì làm sao sống đủ? Thôi, cứ gắng chịu khó đi, cuối tuần rảnh việc, anh về phụ giúp với...’’. Rồi anh ấy nói liếp: ’’Chừ hai vợ chồng miềng chỉ có 3 chỉ vàng mà hai bên nội, ngoại cho thì nên mua một con trâu rồi cày kéo cho đỡ sức người. Em xem, vùng đất này rộng, có đồng cỏ, có nguồn nước, vợ chồng miềng mà khai hoang xong thì sẽ trồng thật nhiều cây màu, cây ăn quả, lúa nước. Sau đó chị tích góp mua trâu, bò, lợn, gà về nuôi. Từ một con, hai con, sau đó miềng nhân lên cả đàn trâu bò... lúc đó tha hồ mà giàu. Đất không phụ lòng người, không đói đâu mà sợ! Thấy chồng có vẻ quyết chí làm ăn và giải thích cũng có lý, rứa là chị đồng ý...

Hồi đó gia đình anh Xuân chị Hạnh khai hoang được 4 sào ruộng, 9 sào đất màu, mỗi năm làm được 2 vụ đều đặn. Thóc, ngô, lạc tính ra cũng dư ăn hàng ngày, nhưng mỗi cái hơi buồn vì nơi đây vắng bóng người, không có đường giao thông, điện thắp sáng... Lập nghiệp được hai năm, thấy đồng cỏ nhiều, vợ chồng tui đánh liều vay tiền ngân hàng mua thêm 3 con bò để nuôi. Từ đó những con trâu, bò lần lượt tăng thêm về số lượng và trở thành cả đàn như ngày hôm nay. Cũng nhờ có nhiều trâu, bò mà ngoài việc phục vụ kéo cày trong gia đình, anh Sơn còn mang đi cày, kéo thuê cho người ta, mỗi năm cũng kiếm được chừng 20 triệu đồng, có năm lên đến gần 30 triệu đồng. Thấy vợ chồng anh Sơn nhờ khai hoang mà có của ăn, của để, nhiều người trong làng, xã lần lượt kéo nhau lên đây lập nghiệp. Khu vực này ngày càng trở nên đông đúc hơn.

Báo QB số 22 - 2010

Các tin khác

Thông báo mới

VB mới

Chủ tịch HCM và đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thông tin tuyên truyền (PBPL ... DVC)

Footer Quảng Bình

Lượt truy cập